Định mức tối đa cho thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch năm 2024 được xác định thế nào?

Định mức tối đa cho thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch năm 2024 được xác định thế nào? - Câu hỏi của chị D.L (Bình Dương)

Định mức tối đa cho thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch năm 2024 được xác định thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BTNMT quy định định mức tối đa cho thực hiện đánh giá môi trường chiến lược như sau:

Định mức cho hoạt động trực tiếp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch
1. Định mức tối đa cho thực hiện đánh giá môi trường chiến lược:
Công thức tính: GĐMC = GĐMC chuẩn x H1 x H2 x H3
Trong đó:
GĐMC là định mức tối đa cho việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục I Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
GĐMC chuẩn là định mức cho việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với địa bàn chuẩn quy mô 5.000 km2 được xác định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (chưa bao gồm định mức thành lập bản đồ).
H1 là hệ số về quy mô diện tích tự nhiên bao gồm lãnh thổ và lãnh hải của địa bàn thực hiện đánh giá môi trường chiến lược được xác định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
H2 là hệ số đánh giá mức độ tác động đến môi trường của ngành, lĩnh vực được xác định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được áp dụng hệ số H2=1.
H3 là hệ số khu vực đặc biệt được xác định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này (hệ số H3 chỉ áp dụng đối với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của các quy hoạch cấp tỉnh, cấp vùng).

Theo đó, định mức tối đa cho việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch được xác định dựa trên:

- Định mức cho việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với địa bàn chuẩn quy mô 5.000 km2;

- Hệ số về quy mô diện tích tự nhiên bao gồm lãnh thổ và lãnh hải của địa bàn thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;

- Hệ số đánh giá mức độ tác động đến môi trường của ngành, lĩnh vực;

- Hệ số khu vực đặc biệt.

Định mức tối đa cho thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch năm 2024 được xác định thế nào?

Định mức tối đa cho thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch năm 2024 được xác định thế nào?

Cơ sở xây dựng định mức tối đa cho thực hiện đánh giá môi trường chiến lược là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BTNMT nêu rõ định mức tối đa cho thực hiện đánh giá môi trường chiến lược được xây dựng trên cơ sở chia theo 4 mức chuyên gia sau:

- Chuyên gia tư vấn mức 1 (CG1)

- Chuyên gia tư vấn mức 2 (CG2)

- Chuyên gia tư vấn mức 3 (CG3)

- Chuyên gia tư vấn mức 4 (CG4)

Những chiến lược, quy hoạch nào phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược?

Căn cứ Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định như sau:

Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
1. Chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên cấp quốc gia.
2. Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh; quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
3. Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường thuộc danh mục do Chính phủ quy định.
4. Việc điều chỉnh mục tiêu của quy hoạch quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Theo đó, những chiến lược, quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược bao gồm:

- Chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên cấp quốc gia.

- Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh; quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

- Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường thuộc danh mục do Chính phủ quy định.

Ngoài ra, thì ciệc điều chỉnh mục tiêu của quy hoạch quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và khoản 3 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cũng là đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.

Nội dung chính trong đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch bao gồm những gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định nội dung đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch bao gồm:

- Các nội dung của quy hoạch có khả năng tác động đến môi trường;

- Phạm vi thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;

- Thành phần môi trường, di sản thiên nhiên có khả năng bị tác động bởi quy hoạch;

- Các phương pháp đánh giá môi trường chiến lược đã áp dụng;

- So sánh, đánh giá sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường, chiến lược, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;

- Kết quả nhận dạng các vấn đề môi trường chính có tính tích cực và tiêu cực của quy hoạch;

- Tác động của biến đổi khí hậu;

- Kết quả dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính khi thực hiện quy hoạch; giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính;

- Định hướng bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch;

- Kết quả tham vấn các bên có liên quan trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;

- Vấn đề cần lưu ý về bảo vệ môi trường (nếu có), kiến nghị phương hướng và giải pháp khắc phục.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

451 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào