Điều kiện sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng dẫn mới nhất của SGTVT?
- Điều kiện sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng dẫn mới nhất của SGTVT?
- Sử dụng tạm thời hè phố để làm điểm tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh có phải nộp phí không?
- Xác định mức phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố tại Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?
Điều kiện sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng dẫn mới nhất của SGTVT?
Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Hướng dẫn 15858/HD-SGTVT năm 2023 thực hiện quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quyết định 32/2023/QĐ-UBND thì tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa là trường hợp sử dụng tạm thời một phần hè phố không phải cấp phép sử dụng.
Theo đó, hè phố được sử dụng tạm để để kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh phải đáp ứng điều kiện sau:
- Hè phố có bề rộng từ 3,0 mét trở lên.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng hè phố có trách nhiệm thực hiện theo đúng giải pháp tổ chức thực hiện tại vị trí thuộc danh mục do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành.
- Khi tổ chức hoạt động này, hè phố còn lại dành cho người đi bộ bảo đảm rộng tối thiểu 1,5m (không tính đến phạm vi bồn gốc cây, ô đất trồng cây xanh và khu vực bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên hè phố chiếm dụng), thông suốt liên tục và không có chướng ngại vật cản trở (cho từng đoạn, tuyến).
- Hạn chế tối đa thực hiện tại một số vị trí khu vực ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, công sở, trụ sở ngoại giao, cơ sở tôn giáo, y tế, trường học.
Điều kiện sử dụng hè phố để kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng dẫn mới nhất của SGTVT? (Hình ảnh từ Internet)
Sử dụng tạm thời hè phố để làm điểm tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh có phải nộp phí không?
Tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 15/2023/NQ-HĐND về mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có quy định:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng nộp phí
...
2. Đối tượng nộp phí:
a) Các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng tạm thời lòng đường để:
- Tổ chức các hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội) và điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa (trừ các hoạt động văn hóa, điểm trông giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước);
- Làm điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị;
- Bố trí điểm trông giữ xe có thu tiền dịch vụ trông giữ xe.
b) Các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng tạm thời hè phố để:
- Tổ chức các hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội) và điểm trông, giữ xe phục vụ các hoạt động văn hóa (trừ các hoạt động văn hóa, điểm trông, giữ xe phục vụ các hoạt động văn hóa theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước);
- Làm điểm tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa;
- Làm điểm bố trí các công trình, tiện ích phục vụ giao thông công cộng có thu tiền người sử dụng và lắp đặt các công trình tạm trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông;
- Làm điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình;
- Bố trí điểm trông giữ xe có thu tiền dịch vụ trông giữ xe.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời hè phố để làm điểm tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa thì phải nộp phí theo quy định.
Xác định mức phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố tại Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?
Căn cứ tại khoản 3 Mục II Hướng dẫn 15858/HD-SGTVT năm 2023 hướng dẫn xác định mức phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố dựa trên công thức sau:
Số phí sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố | = | Mức phí của tuyến đường | x | Diện tích sử dụng | x | Thời gian sử dụng |
Trong đó:
(1) Mức phí của tuyến đường được xác định theo Điều 2 Nghị quyết 15/2023/NQ-HĐND và danh mục các tuyến đường được phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố do Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành, trong đó xác định rõ các tuyến đường trung tâm và các tuyến đường không phải trung tâm, cụ thể:
+ Mức thu phí các tuyến đường như sau:
- Khu vực 1, gồm: Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 10, quận Phú Nhuận, Khu A Khu đô thị mới Nam Thành phố, Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
- Khu vực 2, gồm: Quận 2 (nay thuộc Thành phố Thủ Đức) (trừ Khu đô thị mới Thủ Thiêm), Quận 6, Quận 7 (trừ Khu A Khu đô thị mới Nam Thành phố), Quận 11, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Bình Tân.
- Khu vực 3, gồm: Quận 8, Quận 9 (nay thuộc Thành phố Thủ Đức), Quận 12, quận Thủ Đức (nay thuộc Thành phố Thủ Đức), quận Tân Phú, quận Gò vấp.
- Khu vực 4, gồm: Huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, huyện Củ Chi.
- Khu vực 5, gồm huyện Cần Giờ.
- Các tuyến đường trung tâm là các tuyến đường có giá đất bằng hoặc cao hơn giá đất bình quân khu vực.
- Các tuyến đường còn lại là các tuyến đường có giá đất thấp hơn giá đất bình quân khu vực.
+ Danh mục các tuyến đường trung tâm của 05 khu vực đính kèm tại Phụ lục III Hướng dẫn 15858/HD-SGTVT năm 2023.
(2) Thời gian sử dụng:
+ Nếu số ngày sử dụng tạm lòng đường, hè phố dưới 15 ngày trong tháng, thời gian sử dụng là 0,5 tháng.
+ Nếu số ngày sử dụng tạm lòng đường, hè phố từ 15 ngày trở lên trong tháng, thời gian sử dụng là 01 tháng.
Nghị quyết 15/2023/NQ-HĐND có hiệu lực từ 01/01/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.