Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?

Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa là gì? - Câu hỏi của bạn Hữu tại Bình Định.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 78/2016/NĐ-CP có quy định cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa (sau đây viết tắt là cơ sở đào tạo) được thành lập hợp pháp và đáp ứng các điều kiện về cơ sở đào tạo theo quy định tại Nghị định 78/2016/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan.

Theo đó, để đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, chủ thể kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 5 đến Điều 9 Nghị định 78/2016/NĐ-CP về chất lượng và tiêu chuẩn phòng học chuyên môn, phòng thi, kiểm tra; Xưởng thực hành; Khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy; Nội dung, chương trình đào tạo; Đội ngũ giáo viên.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa là gì?

Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Điều kiện về phòng học, xưởng thực hành và khu vực thực hành trong kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa là gì?

- Về điều kiện phòng học chuyên môn, phòng thi, kiểm tra. Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 78/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 128/2018/NĐ-CP).

Hệ thống phòng học chuyên môn và phòng thi, kiểm tra phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống phòng học chuyên môn, phòng thi, kiểm tra; xưởng thực hành; khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy của cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bao gồm: Phòng học pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, phòng học điều khiển phương tiện thủy nội địa, phòng học lý thuyết máy - điện và phòng học thủy nghiệp cơ bản. Phòng thi, kiểm tra có thể được bố trí chung với các phòng học chuyên môn.

Cụ thể hơn, căn cứ Điều 4 Thông tư 01/2017/TT-BGTVT quy định quy chuẩn đối với điều kiện này như sau:

Phòng học chuyên môn, phòng thi, kiểm tra
1. Hệ thống phòng học chuyên môn, bao gồm: phòng học pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, phòng học điều khiển phương tiện thủy nội địa, phòng học lý thuyết máy - điện và phòng học thủy nghiệp cơ bản. Diện tích của từng phòng tối thiểu là 48 m2 và đảm bảo diện tích ít nhất 1,5 m2/chỗ học.
2. Trang thiết bị tối thiểu của từng loại phòng học phải đảm bảo chủng loại, số lượng, quy cách quy định tại các Phụ lục A, B, C và Phụ lục D của Quy chuẩn này.
3. Phòng thi, kiểm tra phải được lắp đặt hệ thống camera giám sát nối với màn hình theo dõi công khai tại phòng chờ thi của học viên, được nối mạng với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Sở Giao thông vận tải nơi có cơ sở đào tạo để phục vụ công tác quản lý; có hệ thống máy tính số lượng tối thiểu 10 chiếc, được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cài đặt phần mềm quản lý đào tạo, thi, kiểm tra, đánh giá và được kết nối với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Sở Giao thông vận tải nơi có cơ sở đào tạo.

- Về điều kiện xưởng thực hành, căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 78/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 128/2018/NĐ-CP).

Các xưởng thực hành phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống phòng học chuyên môn, phòng thi, kiểm tra; xưởng thực hành; khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy của cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, bao gồm: Xưởng thực hành nguội - cơ khí, thực hành máy - điện.

Cụ thể hơn, căn cứ Điều 5 Thông tư 01/2017/TT-BGTVT quy định quy chuẩn đối với điều kiện này như sau:

Xưởng thực hành
1. Các xưởng thực hành, bao gồm: xưởng thực hành nguội - cơ khí, xưởng thực hành máy - điện. Mỗi xưởng có diện tích tối thiểu là 60 m2.
2. Trang thiết bị tối thiểu của từng xưởng thực hành phải đảm bảo chủng loại, số lượng, quy cách quy định tại Phụ lục Đ và Phụ lục E của Quy chuẩn này.

- Về điều kiện khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy, căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 78/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 128/2018/NĐ-CP).

Khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống phòng học chuyên môn, phòng thi, kiểm tra; xưởng thực hành; khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy của cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

Đồng thời phương tiện thực hành phải có giấy tờ hợp pháp về đăng ký, đăng kiểm, các trang thiết bị phục vụ hành trình, cứu sinh, cứu hỏa, cứu thủng và phải treo biển "Phương tiện huấn luyện" ở vị trí dễ quan sát trong khi huấn luyện.

Cụ thể hơn, căn cứ Điều 6 Thông tư 01/2017/TT-BGTVT quy định quy chuẩn đối với điều kiện này như sau:

Khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy, phương tiện thi
1. Khu vực dạy thực hành lái và vận hành, máy phải đảm bảo có vùng nước để dạy thực hành lái, vận hành máy phương tiện thủy nội địa; có cầu tàu để dạy nghề thuyền trưởng từ hạng nhì trở lên.
2. Trang thiết bị tối thiểu của khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy phải đảm bảo chủng loại, số lượng, quy cách quy định tại Phụ lục G của Quy chuẩn này.
3. Phương tiện thi phải được lắp đặt thiết bị giám sát, được nối mạng với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Sở Giao thông vận tải nơi có cơ sở đào tạo để phục vụ công tác quản lý.

Điều kiện về nội dung, chương trình đào tạo và đội ngũ giáo viên trong kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa là gì?

Về điều kiện nội dung chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 78/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 128/2018/NĐ-CP) quy định nội dung này được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Về điều kiện đội ngũ giáo viên, căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 78/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 128/2018/NĐ-CP), cơ sở kinh doanh phải đảm bảo nội dung sau đây:

- Tiêu chuẩn của đội ngũ giáo viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

- Đối với giáo viên dạy thực hành, ngoài tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:

+ Giáo viên dạy thực hành thuyền trưởng, máy trưởng phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng cao hơn ít nhất 01 hạng so với hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được phân công giảng dạy;

+ Giáo viên dạy thực hành thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất và có thời gian đảm nhiệm chức danh hạng nhất từ 36 tháng trở lên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,806 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào