Điều kiện để thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy là gì?
- Điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân là gì?
- Điều kiện để thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy là gì?
- Thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy gồm mấy bước?
Điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân là gì?
Tại Điều 20 Thông tư 04/2015/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN quy định điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị gồm:
Điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị
1. Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản dưới 200 tỷ đồng:
(i) Là thành viên cá nhân hoặc người đại diện phần vốn góp của thành viên pháp nhân;
(ii) Thường trú tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;
(iii) Có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công tác;
(iv) Không thuộc những trường hợp quy định tại Điều 33, 34 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung);
(v) Không phải là người phải chịu trách nhiệm theo kết luận thanh tra dẫn đến việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời gian 24 tháng liền kề trước thời điểm được bầu;
(vi) Có ít nhất 01 năm là người quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 02 năm là người quản lý, điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
(vii) Có bằng trung cấp về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật và có văn bằng (chứng chỉ) chứng minh đã được đào tạo nghiệp vụ quỹ tín dụng nhân dân theo Chương trình đào tạo nghiệp vụ quỹ tín dụng nhân dân của Ngân hàng Nhà nước hoặc có bằng cao đẳng về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật hoặc có bằng đại học trở lên.
...
2. Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 200 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng:
...
3. Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản 500 tỷ đồng trở lên:
..
Như vậy, điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị Quỹ tính dụng nhân dân được thực hiện theo quy định trên.
Điều kiện để thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy là gì? (Hình từ internet)
Điều kiện để thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy là gì?
Căn cứ tại mục 8 Phần II Phụ lục Tải về ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-NHNN năm 2023 quy định Điều kiện để thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy gồm:
+ Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ tại thời điểm đề nghị cấp Giấy phép;
+ Có tối thiểu 30 thành viên đáp ứng điều kiện để trở thành thành viên và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn thành lập;
+ Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại các Điều 20, Điều 23 và Điều 24 Thông tư 04/2015/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 21/2019/TT-NHNN.
+ Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư 04/2015/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 06/2017/TT-NHNN và Thông tư 21/2019/TT-NHNH.
+ Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 năm đầu hoạt động.
Thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy gồm mấy bước?
Căn cứ tại mục 8 Phần II Phụ lục Tải về ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-NHNN năm 2023 quy định trình tự thực hiện chấp thuận nguyên tắc việc thành lập:
- Bước 1: Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định gửi đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn.
- Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh:
- Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân dự kiến đặt trụ sở chính, ngân hàng hợp tác xã Việt Nam có văn bản tham gia ý kiến về các nội dung được đề nghị. Quá thời hạn nêu trên, nếu không nhận được ý kiến bằng văn bản của các đơn vị, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xác định đơn vị được lấy ý kiến không có ý kiến phản đối.
- Bước 5: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã, ngân hàng hợp tác xã Việt Nam hoặc kể từ ngày hết thời hạn gửi lấy ý kiến mà không nhận được ý kiến tham gia, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị chấp thuận nguyên tắc thành lập quỹ tín dụng nhân dân và chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do.
- Bước 6: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh: Ban trù bị tổ chức Đại hội thành lập và lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. Quá thời hạn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ các văn bản nêu trên thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị.
Căn cứ tại mục 8 Phần II Phụ lục Tải về ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-NHNN năm 2023 quy định trình tự thực hiện cấp Giấy phép như sau:
- Bước 1: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các hồ sơ quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
- Bước 2: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cấp Giấy phép; trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản nêu rõ lý do.
*Cách thức thực hiện
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tỉnh thành phố;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.