Điều kiện để sử dụng Phần mềm Quản lý tài sản công là gì? Việc quản lý, khai thác sử dụng Phần mềm Quản lý tài sản công áp dụng cho những đối tượng nào?
Việc quản lý, khai thác sử dụng Phần mềm Quản lý tài sản công áp dụng cho những đối tượng nào?
Ngày 12/7/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 48/2023/TT-BTC hướng dẫn quan lý, khai thác, sử dụng Phần mềm Quản lý tài sản công.
Theo đó, tại Điều 2 Thông tư 48/2023/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng quản lý, khai thác sử dụng Phần mềm Quản lý tài sản công như sau:
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức (tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội), Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Bộ, cơ quan trung ương); Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
- Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công của Bộ, cơ quan trung ương (sau đây gọi là cơ quan tài chính các Bộ, cơ quan trung ương); Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Sở Tài chính).
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan trung ương; Sở, ban, ngành và các tổ chức tương đương thuộc tỉnh; Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện).
- Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý công nghệ thông tin hoặc cơ quan có chức năng về quản lý công nghệ thông tin (sau đây gọi là cơ quan quản lý công nghệ thông tin) của Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng, khai thác Phần mềm.
Điều kiện để sử dụng Phần mềm Quản lý tài sản công là gì? Việc quản lý, khai thác sử dụng Phần mềm Quản lý tài sản công áp dụng cho những đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Để sử dụng Phần mềm Quản lý tài sản công cần đáp ứng những điều kiện gì?
Điều kiện sử dụng Phần mềm Quản lý tài sản công được quy định tại Điều 4 Thông tư 48/2023/TT-BTC như sau:
Điều kiện sử dụng Phần mềm
1. Máy vi tính phải được kết nối Internet, cập nhật các bản vá lỗi hệ điều hành về an ninh; được cài đặt chương trình phần mềm diệt virus, cập nhật thường xuyên các bản nhận dạng mẫu virus mới.
2. Thông tin nhập vào Phần mềm phải sử dụng phông chữ Unicode TCVN 6909:2001 gõ dấu tiếng Việt. Các văn bản dùng hệ phông chữ khác với Unicode TCVN 6909:2001 phải được chuyển đổi sang định dạng phông chữ Unicode TCVN 6909:2001 trước khi tải vào Phần mềm.
3. Mỗi đơn vị nhập dữ liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư này được Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) cấp một tài khoản (bao gồm: tên đăng nhập và mật khẩu) và phân quyền quản lý, sử dụng để truy cập vào Phần mềm.
4. Mỗi đơn vị nhập dữ liệu quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 8 Thông tư này được cán bộ quản lý tạo một tài khoản (bao gồm: tên đăng nhập và mật khẩu) và phân quyền sử dụng để truy cập vào Phần mềm. Tài khoản của cán bộ sử dụng do Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) duyệt.
5. Để đảm bảo chất lượng truy cập Phần mềm, khuyến nghị máy vi tính cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Cấu hình máy vi tính: Bộ vi xử lý tối thiểu 2 nhân, tốc độ tối thiểu 2 GHz; bộ nhớ RAM tối thiểu 8GB.
b) Trình duyệt Mozilla Firefox 100+, Google Chrome 100+, Safari 13+ trở lên.
c) Hệ điều hành Windows 10 hoặc các hệ điều hành tương đương trở lên.
Như vậy, theo quy định trên, để có thể sử dụng Phần mềm Quản lý tài sản công thì các cơ quan, tổ chức, đơn vị cần đáp ứng một số điều kiện sau:
- Điều kiện về kết nối mạng và hệ điều hành, cấu hình máy.
- Điều kiện về font chữ và ngôn ngữ.
- Điều kiện về tài khoản đăng nhập hợp lệ.
- Điều kiện về các bản cập nhật của công cụ tìm kiếm.
5 nguyên tắc dùng để kết nối Phần mềm Quản lý tài sản công bao gồm những nguyên tắc nào?
Tại Điều 11 Thông tư 48/2023/TT-BTC quy định về việc kết nối vào phần mềm như sau:
Kết nối vào Phần mềm
1. Phạm vi kết nối
Kết nối dữ liệu về tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị của các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vào Phần mềm.
2. Đối tượng tham gia kết nối
Các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã xây dựng được riêng Cơ sở dữ liệu về tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
3. Nguyên tắc kết nối
a) Tuân thủ các quy định tại Điều 7, Điều 13 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan Nhà nước.
b) Việc kết nối dữ liệu phải tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Tài chính và Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ, Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh. Kết nối dữ liệu giữa Bộ Tài chính với các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông qua Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia; kết nối dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong phạm vi Bộ Tài chính thông qua Nền tảng tích hợp dữ liệu dùng chung của Bộ Tài chính.
c) Bảo đảm quyền được tiếp cận, khai thác, sử dụng dữ liệu hợp pháp theo quy định của pháp luật; bảo đảm việc tìm kiếm, khai thác thông tin được thuận tiện, không làm hạn chế quyền khai thác, sử dụng Phần mềm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân do yếu tố kỹ thuật.
d) Cơ sở dữ liệu về tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị của các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải đảm bảo khả năng kết nối, tích hợp với Phần mềm đặt tại Bộ Tài chính thông qua Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia.
đ) Tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng, các quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đối với Phần mềm và các hệ thống thông tin kết nối với Phần mềm.
…
Như vậy, theo quy định trên có 5 nguyên tắc dùng để nối phần mềm như sau:
- Tuân thủ các quy định tại Điều 7, Điều 13 Nghị định 64/2007/NĐ-CP của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và Nghị định 47/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan Nhà nước.
- Việc kết nối dữ liệu phải tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Tài chính và Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ, Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh. Kết nối dữ liệu giữa Bộ Tài chính với các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông qua Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia; kết nối dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong phạm vi Bộ Tài chính thông qua Nền tảng tích hợp dữ liệu dùng chung của Bộ Tài chính.
- Bảo đảm quyền được tiếp cận, khai thác, sử dụng dữ liệu hợp pháp theo quy định của pháp luật; bảo đảm việc tìm kiếm, khai thác thông tin được thuận tiện, không làm hạn chế quyền khai thác, sử dụng Phần mềm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân do yếu tố kỹ thuật.
- Cơ sở dữ liệu về tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị của các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải đảm bảo khả năng kết nối, tích hợp với Phần mềm đặt tại Bộ Tài chính thông qua Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia.
- Tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng, các quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đối với Phần mềm và các hệ thống thông tin kết nối với Phần mềm.
Lưu ý: Thông tư 48/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 27/8/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.