Điều kiện để nhà đầu tư PPP được đánh giá là độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên mời thầu là gì?
- Bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP là gì?
- Điều kiện để nhà đầu tư PPP được đánh giá là độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên mời thầu là gì?
- Nhà đầu tư được chỉ định thực hiện dự án PPP có cần chứng minh tính độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên hay không?
Bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP là gì?
Căn cứ Điều 30 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 có quy định như sau:
Bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư
Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
1. Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, trừ trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất;
2. Tư vấn thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;
3. Tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá, thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
4. Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu.
Theo đó, nhằm bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư các nhà đầu tư được tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên là:
- Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, trừ trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất;
- Tư vấn thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;
- Tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá, thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
- Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu.
Điều kiện để nhà đầu tư được đánh giá là độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên mời thầu là gì?
Điều kiện để nhà đầu tư PPP được đánh giá là độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên mời thầu là gì?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định điều kiện nhà đầu tư tham dự thầu được đánh giá là độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu, nhà đầu tư khác bao gồm:
- Kể từ thời điểm phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, nhà đầu tư tham dự thầu không có cổ phần hoặc vốn góp với nhà thầu tư vấn sau đây:
+ Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, trừ trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất;
+ Nhà thầu tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;
+ Nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự đàm phán, hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
+ Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng, tư vấn kiểm định dự án PPP.
- Kể từ thời điểm phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, nhà đầu tư tham dự thầu và nhà thầu tư vấn quy định tại khoản 1 Điều này không cùng có tỷ lệ sở hữu trên 30% vốn cổ phần, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, vốn góp của một tổ chức, cá nhân khác đối với từng bên.
- Đối với nhà đầu tư được tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham dự thầu dự án PPP:
+ Công ty mẹ hoặc công ty con hoặc công ty mẹ, các công ty con liên danh với nhau chỉ được tham dự trong một hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự đàm phán, hồ sơ dự thầu đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật PPP;
+ Nhà đầu tư tham dự thầu dự án PPP với nhà thầu tư vấn thực hiện một trong các công việc tư vấn quy định tại khoản 1 Điều này không có mối quan hệ công ty mẹ, công ty con kể từ khi phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu hoặc kể từ khi nhà thầu tư vấn ký hợp đồng thực hiện công việc tư vấn tùy theo hành động nào xảy ra trước.
- Kể từ thời điểm phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, giữa nhà đầu tư tham dự thầu và cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu không có tỷ lệ sở hữu vốn trên 50% cổ phần, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, vốn góp của nhau.
Nhà đầu tư được chỉ định thực hiện dự án PPP có cần chứng minh tính độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên hay không?
Căn cứ khoản 5 Điều 29 Nghị định 35/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư
...
5. Đối với dự án áp dụng chỉ định nhà đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật PPP, nhà đầu tư không phải đáp ứng quy định về bảo đảm cạnh tranh quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 4 Điều này.
Theo đó, đối với nhà đầu tư được chỉ định thực hiện dự án PPP thì nhà đầu tư không phải đáp ứng quy định về bảo đảm cạnh tranh do đó không cần chứng minh tính độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.