Điều kiện để cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng? Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề bao gồm những ai?

Tôi có một câu hỏi như sau: Cần phải đáp ứng những điều kiện nào để có thể hành nghề kiểm định xây dựng theo quy định của pháp luật? Mong sớm nhận được phản hồi từ ban tư vấn THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Xin cảm ơn nhiều!

Hành nghề kiểm định xây dựng cần đáp ứng điều kiện gì?

Theo Điều 75 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng cụ thể như sau:

- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng; chủ trì kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

+ Hạng I: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên;

+ Hạng II: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng II hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên;

+ Hạng III: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng III hoặc đã tham gia kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên.

- Phạm vi hoạt động:

+ Hạng I: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng tất cả các công trình cùng loại;

+ Hạng II: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;

+ Hạng III: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng công trình cấp III trở xuống cùng loại.

Nghề kiểm định xây dựng

Điều kiện để cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng? Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề bao gồm những ai?

Tổ chức thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?

Căn cứ Điều 78 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về tổ chức thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cụ thể như sau:

- Trường hợp cá nhân đề nghị cấp mới; điều chỉnh, bổ sung lĩnh vực, nâng hạng chứng chỉ hành nghề thì đề sát hạch bao gồm 05 câu hỏi về kiến thức pháp luật (bao gồm pháp luật chung và pháp luật về xây dựng theo từng lĩnh vực) và 20 câu hỏi về kiến thức chuyên môn có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, số điểm tối đa cho mỗi đề sát hạch là 100 điểm, trong đó điểm tối đa cho phần kinh nghiệm nghề nghiệp là 80 điểm, điểm tối đa cho phần kiến thức pháp luật là 20 điểm. Cá nhân có kết quả sát hạch phần kiến thức pháp luật tối thiểu 16 điểm và tổng điểm từ 80 điểm trở lên thì đạt yêu cầu để xem xét cấp chứng chỉ hành nghề.

- Trường hợp cá nhân được miễn sát hạch về kiến thức chuyên môn thì đề sát hạch bao gồm 10 câu về kiến thức pháp luật, số điểm tối đa cho mỗi đề sát hạch là 40 điểm. Cá nhân có kết quả sát hạch từ 32 điểm trở lên thì đạt yêu cầu để xem xét cấp chứng chỉ hành nghề.

Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có những thành phần nào?

Theo Điều 79 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cụ thể như sau:

- Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề để đánh giá cấp chứng chỉ hành nghề.

- Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề quyết định.

- Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thành lập bao gồm:

+ Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề;

+ Ủy viên thường trực là công chức, viên chức của cơ quan này;

+ Các Ủy viên tham gia hội đồng là những công chức, viên chức có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ hành nghề, các chuyên gia có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực xét cấp chứng chỉ hành nghề trong trường hợp cần thiết.

- Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập bao gồm;

+ Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

+ Các ủy viên hội đồng là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, theo quy chế do Chủ tịch hội đồng quyết định ban hành.

Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng; chủ trì kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như Hạng I: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên; Hạng II: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng II hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên; Hạng III: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng III hoặc đã tham gia kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,065 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào