Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài? Nhà thầu nước ngoài có phải sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam khi tham gia gói thầu?
Hoạt động xây dựng bao gồm những gì?
- Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định về giải thích từ ngữ theo đó:
Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
- Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là nhà thầu) là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.
Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Xây dựng 2014 (được bổ sung, sửa đổi bởi điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau:
- Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của Nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
- Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
- Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện theo quy định của Luật này
- Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.
- Khi lập và thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài? Nhà thầu nước ngoài có phải sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam khi tham gia gói thầu?
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài mới nhất năm 2022?
Căn cứ theo quy định tại khoản 38 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng như sau:
“38. Sửa đổi, bổ sung Điều 71 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 71. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng
1. Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư;
b) Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.
3. Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.”.”
Như vậy, để để hoạt động xây dựng tại Việt Nam bạn phải là chủ thể được cấp giấy phép hoạt động xây dựng và phải đảm bảo các điều kiện về trúng thầu hoặc chọn thầu, có điều kiện phù hợp với pháp luật về xây dựng. Đồng thời phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam để tham gia vào công việc của gói thầu, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia gói thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.