Điều chỉnh mức trích đóng kinh phí công đoàn từ ngày 1 7 2024 khi tăng lương tối thiểu vùng tại TPHCM?

Điều chỉnh mức trích đóng kinh phí công đoàn từ ngày 1 7 2024 khi tăng lương tối thiểu vùng tại TPHCM?

Điều chỉnh mức trích đóng kinh phí công đoàn từ ngày 1 7 2024 khi tăng lương tối thiểu vùng tại TPHCM?

Ngày 8/7/2024, Công đoàn ngành TPHCM ban hành Công văn 151/CĐGD-CSPL năm 2024 tải về hướng dẫn và giám sát việc điều chỉnh lương tối thiểu năm 2024.

Tại Mục 5 Công văn 151/CĐGD-CSPL năm 2024 Công đoàn ngành TPHCM yêu cầu điều chỉnh mức trích đóng kinh phí công đoàn từ ngày 1 7 2024 như sau:

Việc trích nộp 2% làm kinh phí hoạt động Công đoàn của người sử dụng lao động theo Điều 26 Luật Công đoàn 2012 cũng phải được điều chỉnh tương ứng.

Theo đó, tại Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định tài chính công đoàn như sau:

- Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam

- Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

- Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ

- Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Như vây, Công đoàn ngành TPHCM yêu cầu điều chỉnh mức trích đóng kinh phí công đoàn từ ngày 1 7 2024 khi tăng lương tối thiểu vùng tại TPHCM.

Điều chỉnh mức trích đóng kinh phí công đoàn từ ngày 1 7 2024 khi tăng lương tối thiểu vùng tại TPHCM?

Điều chỉnh mức trích đóng kinh phí công đoàn từ ngày 1 7 2024 khi tăng lương tối thiểu vùng tại TPHCM?

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn năm 2024 bao gồm những đối tượng nào?

Tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định đối tượng đóng kinh phí công đoàn bao gồm các đối tượng sau:

(1) Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

(2) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

(3) Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

(4) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

(5) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

(6) Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

(7) Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Phương thức đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp bao gồm những phương thức nào?

Tại Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về phương thức đóng kinh phí công đoàn như sau:

Phương thức đóng kinh phí công đoàn
1. Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.
2. Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
3. Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.

Theo quy định trên, việc đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp sẽ được đóng mỗi tháng một lần cùng với thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.

Đối với doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.

Nguồn đóng kinh phí công đoàn bao gồm những nguồn nào?

Tại Điều 7 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về nguồn đóng kinh phí công đoàn bao gồm:

- Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng kinh phí công đoàn và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.

- Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng kinh phí công đoàn tính theo quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho số biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần kinh phí công đoàn phải đóng còn lại, đơn vị tự bảo đảm theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều 7 Nghị định 191/2013/NĐ-CP.

- Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.

- Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị còn lại, khoản đóng kinh phí công đoàn được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

649 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào