Điểm mới Luật Công chứng 2024 tổng hợp, chi tiết như thế nào? Những điểm nổi bật của Luật Công chứng 2024?

Điểm mới Luật Công chứng 2024 tổng hợp, chi tiết như thế nào? Những điểm nổi bật của Luật Công chứng 2024?

Những quy định chung của Luật Công chứng 2024?

Luật Công chứng 2024 có 8 Chương, 76 Điều

Những quy định chung của Luật Công chứng 2024 được quy định tại Chương 1

Theo đó, Điểm mới Luật Công chứng 2024 về quy định chung như sau:

(1) Làm rõ khái niệm công chứng

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2024 có nêu rõ khái niệm công chứng như sau:

Công chứng là dịch vụ công do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch mà luật quy định phải công chứng, luật giao Chính phủ quy định phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng giao dịch theo quy định tại Điều 73 Luật Công chứng 2024

Trước đó, Luật Công chứng 2014 nêu khái niệm công chứng như sau:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

-> Như vậy Luật Công chứng 2024 đã xác định đúng phạm vi hoạt động công chứng và thẩm quyền của CCV, việc chứng nhận bản dịch không còn thuộc phạm vi hoạt động công chứng

Tuy nhiên CCV sẽ vẫn được giao chứng nhận bản dịch bằng hình thức chứng thực chữ ký người dịch

Đồng thời tại khoản 11 Điều 76 Luật Công chứng 2024 có nêu rõ Bản dịch đã được công chứng trước ngày Luật Công chứng 2024 có hiệu lực thi hành tiếp tục có giá trị sử dụng; trường hợp có nhu cầu sử dụng bản dịch thì thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký người dịch theo quy định Luật Công chứng 2024 và pháp luật về chứng thực.

(2) Xác định lại và bổ sung một số hành vi cần thiết bị nghiêm cấm đối với từng nhóm đối tượng (CCV, TCHNCC và cá nhân, tổ chức có liên quan)

Cụ thể hành vi nghiêm cấm đối với CCV, TCHNCC và cá nhân, tổ chức có liên quan được quy định tại Điều 9 Luật Công chứng 2024

Điểm mới Luật Công chứng 2024 tổng hợp, chi tiết như thế nào? Những điểm nổi bật của Luật Công chứng 2024?

Điểm mới Luật Công chứng 2024 tổng hợp, chi tiết như thế nào? Những điểm nổi bật của Luật Công chứng 2024? (Hình từ Internet)

Điểm mới quy định về Công chứng viên tại Luật Công chứng 2024?

Công chứng viên được quy định tại Chương II Luật Công chứng 2024 quy định các vấn đề về tiêu chuẩn bổ nhiệm CCV; đào tạo, tập sự nghề công chứng; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm CCV; quyền và nghĩa vụ của CCV

(1) Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên

Được quy định tại Điều 10 Luật Công chứng 2024, theo đó có những điểm mới sau:

- Giảm thời gian công tác pháp luật từ 5 năm xuống 3 năm

Cụ thể: Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên tại cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật

- Bổ sung quy định về độ tuổi hành nghề của CCV

Theo đó, độ tuổi hành nghề của CCV là đến 70 tuổi

- Bổ sung thêm tiêu chuẩn Thạc sỹ luật hoặc tiến sĩ luật vào tiêu chuẩn trình độ

Theo đó, tiêu chuẩn về trình độ để bổ nhiệm công chứng viên là có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật

(2) Về đào tạo nghề công chứng

Quy định những đối tượng sẽ tham gia đào tạo nghề nhưng được giảm một nửa thời gian đào tạo nghề công chứng so với những đối tượng đào tạo nghề thông thường:

Cụ thể tại khoản 3 Điều 11 Luật Công chứng 2024 có nêu rõ:

Những người sau đây có thời gian đào tạo nghề công chứng là 06 tháng:

- Người đã có thời gian từ đủ 05 năm trở lên làm thẩm phán; kiểm sát viên; điều tra viên; thẩm tra viên chính ngành Tòa án; chấp hành viên trung cấp, thẩm tra viên chính thi hành án dân sự; kiểm tra viên chính ngành kiểm sát; trợ giúp viên pháp lý hạng II; thanh tra viên chính ngành tư pháp; chuyên viên chính, pháp chế viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật;

- Thừa phát lại, luật sư, đấu giá viên đã hành nghề từ đủ 05 năm trở lên;

- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sĩ luật;

- Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án; chấp hành viên cao cấp, thẩm tra viên cao cấp thi hành án dân sự; kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; trợ giúp viên pháp lý hạng I; thanh tra viên cao cấp ngành tư pháp; chuyên viên cao cấp, pháp chế viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

(3) Về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm CCV

- Bổ sung thêm một số trường hợp không được bổ nhiệm CCV tại Điều 14 Luật Công chứng 2024, trường hợp bị miễn nhiệm CCV tại Điều 16, trường hợp được và không được bổ nhiệm lại tại Điều 17 Luật Công chứng 2024

(4) Về quyền và nghĩa vụ của CCV

Bổ sung một số quy định nhằm làm rõ và nâng cao trách nhiệm của CCV được quy định tại Điều 18 Luật Công chứng 2024

Điểm mới quy định về Tổ chức hành nghề công chứng tại Luật Công chứng 2024?

(1) Về Phòng công chứng

Được sửa đổi, bổ sung theo hướng giao cho Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng PCC thay vì giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh như hiện nay để tăng cường phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý nhà nước về công chứng.

Cụ thể tại khoản 3 Điều 20 Luật Công chứng 2024 có quy định như sau:

Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng Phòng công chứng, do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật. Trưởng Phòng công chứng phải là công chứng viên và đã hành nghề công chứng từ đủ 02 năm trở lên.

Đồng thời điều kiện thành lập phòng công chứng theo Luật Công chứng 2024 như sau:

- Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, được tổ chức và hoạt động theo quy định Luật Công chứng 2024, pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập và đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Có từ 02 công chứng viên trở lên; tại các địa bàn cấp huyện được thành lập Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân thì Phòng công chứng có thể có 01 công chứng viên;

+ Có trụ sở đáp ứng đủ các điều kiện do Chính phủ quy định.

(2) Về văn phòng công chứng

- Không bắt buộc đặt tên của VPCC theo họ tên của một trong số các CCV hợp danh

Cụ thể tại khoản 4 Điều 23 Luật Công chứng 2024 có nêu rõ:

Tên của Văn phòng công chứng bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” và tên riêng bằng tiếng Việt do các thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh thỏa thuận lựa chọn hoặc công chứng viên là Trưởng Văn phòng công chứng của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân lựa chọn, bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của Văn phòng công chứng;
- Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác đang hoạt động trong phạm vi toàn quốc;
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

- Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân

Tại khoản 2 Điều 23 Luật Công chứng 2024 có nêu rõ Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là Trưởng Văn phòng công chứng và phải là công chứng viên đã hành nghề công chứng từ đủ 02 năm trở lên.

- Quy định rõ các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng đồng thời quy định rõ về điều kiện tiếp nhận, trách nhiệm góp vốn của thành viên hợp danh mới và điều kiện để người thừa kế của CCV hợp danh trở thành thành viên hợp danh mới của VPCC

Điểm mới về Hành nghề công chứng như thế nào?

(1) Về hình thức hành nghề:

Bổ sung 01 hình thức hành nghề là CCV làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại PCC

Theo đó, các hình thức hành nghề công chứng theo Điều 37 Luật Công chứng 2024 bao gồm:

- Công chứng viên là viên chức của Phòng công chứng;

- Công chứng viên là thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh hoặc công chứng viên là Trưởng Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân;

- Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

(2) Cắt giảm thủ tục đăng ký hành nghề cho CCV

Đồng thời quy định Sở Tư pháp cấp thẻ cho công chứng viên của Phòng công chứng sau khi có quyết định thành lập Phòng công chứng hoặc khi Phòng công chứng bổ sung công chứng viên.

Sở Tư pháp cấp thẻ cho công chứng viên của Văn phòng công chứng khi cấp giấy đăng ký hoạt động, cấp lại hoặc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng đối với trường hợp Văn phòng công chứng bổ sung công chứng viên.

(3) Bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức xã hội - nghề nghiệp tại Điều 41 Luật Công chứng 2024

Tổng hợp điểm mới về thủ tục công chứng giao dịch?

(1) Về hồ sơ yêu cầu công chứng:

- Bỏ Phiếu yêu cầu công chứng

- Quy định việc xuất trình bản chính giấy tờ có thể được thực hiện ngay ở giai đoạn nộp hồ sơ yêu cầu công chứng

- Quy định rõ bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng gồm: thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ khác để xác định nhân thân của người yêu cầu công chứng theo quy định của pháp luật;

(2) Địa điểm công chứng:

Quy định rõ, việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng nếu người yêu cầu công chứng thuộc các trường hợp sau đây:

- Lập di chúc tại chỗ ở theo quy định của Bộ luật Dân sự;

- Không thể đi lại được vì lý do sức khỏe; đang điều trị nội trú hoặc bị cách ly theo chỉ định của cơ sở y tế;

- Đang bị tạm giữ, tạm giam; đang thi hành án phạt tù; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

+ Có lý do chính đáng khác theo quy định của Chính phủ.

Theo Luật Công chứng 2014 thì Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

(3) Lời chứng của CCV

Quy định chi tiết hơn về lời chứng nhằm làm rõ hơn trách nhiệm của CCV đối với việc công chứng

Cụ thể:

Lời chứng của công chứng viên đối với giao dịch phải ghi rõ các nội dung sau đây:

- Thời điểm, địa điểm công chứng;

- Họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng;

- Chứng nhận người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, mục đích, nội dung của giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

- Chữ ký, dấu điểm chỉ trong giao dịch đúng là chữ ký, dấu điểm chỉ của người yêu cầu công chứng, chữ ký, dấu điểm chỉ của người làm chứng, người phiên dịch trong trường hợp có người làm chứng, người phiên dịch và được ký, điểm chỉ trước sự chứng kiến của công chứng viên hoặc được ký trước đối với trường hợp đăng ký chữ ký mẫu quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Công chứng 2024

- Trách nhiệm của công chứng viên đối với giao dịch;

- Các thông tin về lý do công chứng ngoài trụ sở, việc làm chứng, phiên dịch trong trường hợp công chứng ngoài trụ sở hoặc việc công chứng có người làm chứng, người phiên dịch.

(4) Về việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ giao dịch

- Bổ sung quy định về chấm dứt giao dịch đã công chứng

Việc công chứng văn bản sửa đổi, bổ sung, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận hoặc cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã ký kết hợp đồng đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

(5) Đồng thời Bổ sung quy định về công chứng điện tử

Quy định tại Mục 3 Chương 5 Luật Công chứng 2024 -> Đây là nội dung hoàn toàn mới so với Luật Công chứng 2014

Lưu ý: Luật Công chứng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

Trên đây là Điểm mới Luật Công chứng 2024 tổng hợp, chi tiết dành cho bạn đọc tham khảo.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,050 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào