Điểm chuẩn lớp 10 năm 2024 TP HCM chính thức? Xem danh sách điểm chuẩn lớp 10 năm 2024 TP HCM ở đâu?
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2024 TP HCM chính thức? Xem danh sách điểm chuẩn lớp 10 năm 2024 TP HCM ở đâu?
Theo khung thời gian kế hoạch chuẩn bị, tổ chức tuyển sinh các lớp đầu cấp và thi tốt nghiệp THPT trong năm 2024 tại TP HCM tại Công văn 2626/SGDĐT-KTKĐ năm 2024 thì dự kiến Ngày 10/07/2024 sẽ công bố điểm chuẩn thi tuyển sinh lớp 10 TP HCM
Tuy nhiên, điểm chuẩn lớp 10 TPHCM năm 2024 2025 chính thức sẽ có sớm hơn dự kiến từ 14h ngày 03/07/2024
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2024 TP HCM chính thức như sau
Trước đó, TP HCM cũng đã công bố điểm chuẩn lớp 10 TPHCM năm 2024 2025 đối với trường chuyên, trong đó:
Điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên Anh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong: nguyện vọng 1: 37 điểm.
Điểm chuẩn chuyên Anh đề án Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong: nguyện vọng 1: 37,25 điểm.
Điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên Anh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa: nguyện vọng 1: 36 điểm; nguyện vọng 2: 36,25 điểm.
Điểm chuẩn chuyên Anh đề án Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa: nguyện vọng 1: 37 điểm
Điểm chuẩn lớp 10 năm 2024 TP HCM chính thức? Xem danh sách điểm chuẩn lớp 10 năm 2024 TP HCM ở đâu? (Hình từ Internet)
Điều kiện trúng tuyển lớp 10 THPT công lập năm 2024 2025 tại TP.HCM như thế nào?
Tại Công văn 2545/SGDĐT-KTKĐ năm 2024 có nêu rõ điều kiện trúng tuyển lớp 10 THPT công lập năm 2024 2025 tại TP.HCM như sau:
Điểm xét tuyển:
Điểm xét tuyển là tổng điểm: điểm Ngữ văn + điểm Ngoại ngữ + điểm Toán + điểm ưu tiên (nếu có).
Nguyên tắc xét tuyển:
Chỉ xét tuyển đối với thí sinh tham gia thi tuyển, dự thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm Quy chế trong kỳ thi tuyển sinh và các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 0 (không).
Điểm ưu tiên:
- Thực hiện theo nội dung tại điểm 1.2.2 của Mục 1 phần IV trong Kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2024 - 2025 ban hành theo Quyết định 818/QĐ-UBND năm 2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố về chế độ ưu tiên cho các thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thường THPT công lập trên địa bàn Thành phố.
- Điểm cộng thêm cho các đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên tối đa không quá 03 (ba) điểm.
Cách thức xét tuyển:
- Cách thức xét tuyển, điểm chuẩn tại mỗi trường được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 1.2.3 mục 1 phần IV trong Kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2024 - 2025 ban hành theo Quyết định 818/QĐ-UBND năm 2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Sở Giáo dục và Đào tạo không giải quyết các trường hợp thay đổi thứ tự, nguyện vọng, môn chuyên khi đã hết thời gian đăng ký theo quy định tại văn bản này.
- Nếu không trúng tuyển cả 03 nguyện vọng trong kỳ thi tuyển sinh, thí sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh có thể đăng ký xét tuyển lớp 10 tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, hoặc tham gia các loại hình giáo dục, đào tạo khác.
Chương trình học lớp 10 năm học 2024-2025 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục IV ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT) có quy định như sau:
IV. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn.
Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước.
Theo như quy định trên, lớp 10 sẽ thuộc vào giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc:
Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.
Học sinh chọn 4 môn học từ các môn học lựa chọn.
Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ các môn học và các chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.