Điểm chuẩn học bạ trường đại học Ngân hàng HUB năm 2024? Điểm chuẩn đánh giá đầu vào trường đại học Ngân hàng HUB năm 2024?

Điểm chuẩn học bạ trường đại học Ngân hàng HUB năm 2024? Điểm chuẩn đánh giá đầu vào tại trường đại học Ngân hàng HUB năm 2024?

Điểm chuẩn học bạ trường Đại học Ngân hàng HUB năm 2024? Điểm chuẩn đánh giá đầu vào tại trường đại học Ngân hàng HUB năm 2024?

Ngày 21/6/2024, trường Đại học Ngân hàng HUB vừa công bố điểm chuẩn các phương thức xét tuyển sớm năm 2024

(1) Điểm chuẩn học bạ trường Đại học Ngân hàng HUB năm 2024

(2) Điểm chuẩn đánh giá đầu vào tại trường đại học Ngân hàng HUB năm 2024

Xem chi tiết Điểm chuẩn học bạ trường Đại học Ngân hàng HUB năm 2024, điểm chuẩn đánh giá đầu vào tại trường đại học Ngân hàng HUB năm 2024 tại đây:

tải về

Các phương thức xét tuyển tại trường Đại học Ngân hàng HUB 2024 bao gồm:

- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của BGD&ĐT và của Trường áp dụng cho tất các các ngành, chương trình đào tạo.

- Phương thức 2: Tổng hợp - Kết hợp kết quả học tập và thành tích bậc THPT để xét tuyển.

- Phương thức 3: Xét kết quả thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tố chức để xét tuyển.

- Phương thức 4: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.

- Phương thức 5: Xét học bạ THPT và phỏng vấn chỉ áp dụng cho Chương trình Đại học chính quy Quốc tế do Đại học đối tác cấp bằng.

Điểm chuẩn học bạ trường đại học Ngân hàng HUB năm 2024? Điểm chuẩn đánh giá đầu vào trường đại học Ngân hàng HUB năm 2024?

Điểm chuẩn học bạ trường đại học Ngân hàng HUB năm 2024? Điểm chuẩn đánh giá đầu vào trường đại học Ngân hàng HUB năm 2024? (Hình từ Internet)

Quy trình xây dựng ngân hàng đề thi đánh giá đầu vào đại học trên máy vi tính của trường Đại học Ngân hàng như thế nào?

Theo Đề án ban hành kèm theo Quyết định số 138/QĐ-ĐHNH năm 2023 Tải có nêu rõ quy trình xây dựng ngân hàng đề thi đánh giá đầu vào đại học trên máy vi tính của trường Đại học Ngân hàng như sau:

Gồm 6 bước sau:

Bước 1: Xây dựng ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi.

Bước 2: Biên soạn câu hỏi thi.

Bước 3: Thẩm định, biên tập câu hỏi thi.

Bước 4: Thử nghiệm câu hỏi thi và đề thi.

Bước 5: Chỉnh sửa các câu hỏi sau thử nghiệm.

Bước 6: Thẩm định, rà soát, lựa chọn câu hỏi vào NHCHT.

Nội dung chi tiết các bước xây dựng NHCHT như sau:

Bước 1: Xây dựng ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi

- Các nhóm chuyên gia xây dựng ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi theo từng lĩnh vực bao gồm: mục tiêu đánh giá, dạng thức câu hỏi, thang bậc năng lực cần đánh giá, nội dung/đơn vị kiến thức, độ khó của câu hỏi và các yêu cầu đối với từng câu hỏi làm cơ sở cho việc biên soạn, biên tập, thẩm định và nghiệm thu/lựa chọn câu hỏi.

- Ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi được xây dựng dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và năng lực của Chương trình giáo dục phổ thông và các quy định hiện hành về việc điều chỉnh nội dung dạy và học (nếu có) của Bộ GDĐT.

- Ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi được trình lãnh đạo cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 2: Biên soạn câu hỏi thi

- Ban Điều hành chỉ đạo phương án và cách thức tổ chức biên soạn câu hỏi thi.

- Mỗi giáo viên chỉ được biên soạn một số đơn vị kiến thức ở một đến hai cấp độ nhận thức nhất định; không được xem NHCHT đã có; không được chép sao câu hỏi đã có mà phải sáng tác mới.

- Các câu hỏi được biên soạn phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: phù hợp với ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi; đảm bảo tính chính xác, tính khách quan và độ khó, độ phân biệt và độ tin cậy theo yêu cầu tổ chức thi; phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không vi phạm đường lối chính trị, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Bước 3: Thẩm định, biên tập câu hỏi thi

- Thẩm định câu hỏi: Ban Điều hành phân công giáo viên thẩm định nội dung, kỹ thuật câu hỏi theo các yêu cầu đối với từng câu hỏi được thẩm định; những người thẩm định ghi vào Phiếu thẩm định câu hỏi các ý kiến phân tích, đánh giá và đề xuất các ý kiến chỉnh sửa (nếu có) hoặc không chọn đối với từng câu hỏi, trong đó:

+ Thẩm định nội dung: Thẩm định về nội dung chuyên môn, lời dẫn, phương án trả lời và dạng thức câu hỏi bảo đảm đúng yêu cầu của bản đặc tả.

+ Thẩm định kỹ thuật: Thẩm định về kỹ thuật viết câu hỏi, lời dẫn và các phương án trả lời của câu hỏi.

- Biên tập câu hỏi sau thẩm định: Sau khi có kết quả thẩm định, các giáo viên được Ban Điều hành phân công sẽ tiến hành tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện từng câu hỏi.

Lựa chọn câu hỏi: Ban Điều hành phân công giáo viên lựa chọn các câu hỏi đủ điều kiện sau thẩm định, biên tập; phân công người nhập các câu hỏi này vào phần mềm quản lý câu hỏi.

Bước 4: Thử nghiệm câu hỏi thi và đề thi Các câu hỏi sau khi được chỉnh sửa sẽ được cấu trúc thành các tổ hợp câu hỏi theo đúng ma trận đề thi để thử nghiệm. Ban Điều hành triển khai thử nghiệm các đề thi, đảm bảo mỗi đề thi phải có tối thiểu 50 lượt học sinh làm bài thử.

Sau khi hoàn thành hoạt động thử nghiệm, các cán bộ điều phối tiến hành nhập/chiết xuất dữ liệu kết quả làm bài của thí sinh; làm sạch dữ liệu để chuẩn bị cho công tác phân tích.

Bước 5: Chỉnh sửa các câu hỏi sau thử nghiệm

- Căn cứ vào kết quả định cỡ câu hỏi, thông tin đặc tả kỹ thuật của câu hỏi thi, các nhóm giáo viên chỉnh sửa, cân bằng độ khó và hoàn thiện các câu hỏi theo yêu cầu và phân công của Ban Điều hành.

- Ban Điều hành triển khai nghiệm thu câu hỏi sau định cỡ, chỉnh sửa.

Bước 6: Thẩm định, rà soát, lựa chọn câu hỏi vào NHCHT Theo phân công của Ban Điều hành, các nhóm giáo viên tiến hành thực hiện thẩm định, rà soát; lựa chọn câu hỏi đủ điều kiện, đảm bảo chất lượng vào NHCHT chính thức.

Phương thức xét tuyển đại học năm 2024 là những phương thức nào?

Căn cứ tại Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH 2024 nêu rõ danh mục 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như sau:

TT

Tên phương thức xét tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định

1

100

Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT

2

200

Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ)

3

301

Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT (Điều 8)

4

302

Xét kết hợp giữa tuyển thẳng theo Đề án và các phương thức khác

5

303

Xét tuyển thẳng theo Đề án của CSĐT

6

401

Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do CSĐT tự tổ chức để xét tuyển

7

402

Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển

8

403

Thi văn hóa do CSĐT tổ chức để xét tuyển

9

404

Sử dụng kết quả thi văn hóa do CSĐT khác tổ chức để xét tuyển

10

405

Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển

11

406

Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển

12

407

Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển

13

408

Kết hợp chứng chỉ quốc tế với tiêu chí khác để xét tuyển

14

409

Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

15

410

Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

16

411

Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài

17

412

Kết hợp phỏng vấn với tiêu chí khác để xét tuyển

18

413

Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với phỏng vấn để xét tuyển

19

414

Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với với phỏng vấn để xét tuyển

20

500

Sử dụng phương thức khác


MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
13,810 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào