Đi tàu hỏa có được mang theo chó, mèo không? Hành khách đi tàu hỏa bị nhỡ tàu có được hoàn trả tiền vé?

Cho hỏi khi về quê ăn tết bằng tàu hỏa thì có được mang theo thú cưng (chó, mèo) theo hay không? Câu hỏi của chị Lan (từ Tp.HCM)

Đi tàu hỏa có được mang theo chó, mèo không?

Tại Điều 13 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định vận tải hành lý trên đường sắt như sau:

Quy định vận tải hành lý
1. Hành lý được vận tải phải tuân thủ các quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
2. Hành lý là vật dụng, hàng hóa không thuộc loại bị nghiêm cấm vận chuyển trong vận tải đường sắt, trường hợp vật dụng, hàng hóa là hàng nguy hiểm, động vật sống, thi hài, hài cốt phải tuân thủ các quy định tại các Điều 62, Điều 63, Điều 64 của Luật Đường sắt và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Hành lý xách tay do hành khách đóng gói phải có đồ chứa đựng đảm bảo an toàn hành lý, không để các tính chất, đặc tính tự nhiên của hàng hóa ảnh hưởng đến hành khách khác và được để đúng nơi quy định trên toa hành khách, do hành khách tự bảo quản.
4. Hành lý ký gửi phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Hành lý ký gửi phải được hành khách, người gửi hành lý ký gửi đóng gói chắc chắn theo đúng quy định của doanh nghiệp về kích thước, trọng lượng mỗi kiện hàng. Đảm bảo không bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển;
b) Bên ngoài bao gói của hành lý ký gửi phải có các thông tin sau: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax (nếu có) của hành khách, người gửi hành lý ký gửi, người nhận hành lý ký gửi; số hiệu vé hành lý ký gửi; ký hiệu, biểu trưng đặc tính của hàng hóa;
c) Trước khi nhận vận chuyển, doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra bao gói và yêu cầu sửa chữa, bổ sung cho đúng quy định, trường hợp nghi ngờ về tính xác thực của hàng hóa chứa bên trong, doanh nghiệp được quyền yêu cầu hành khách, người gửi hành lý ký gửi mở bao gói để kiểm tra.
5. Doanh nghiệp quy định những loại hành lý ký gửi không bắt buộc phải đóng gói khi vận chuyển.
6. Những vật dụng, hàng hóa không được mang theo người bao gồm:
a) Hàng nguy hiểm;
b) Vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép sử dụng hợp lệ;
c) Những chất gây mất vệ sinh, làm bẩn toa xe;
d) Thi hài, hài cốt;
đ) Hàng hóa cấm lưu thông;
e) Động vật sống (trừ chó cảnh, mèo, chim, cá cảnh nhưng phải có trang bị thích hợp để giữ gìn vệ sinh, không gây ảnh hưởng tới người xung quanh);
g) Vật cồng kềnh làm trở ngại việc đi lại trên tàu, làm hư hỏng trang thiết bị toa xe.

Như vậy, khi đi tàu hỏa thì hành khách sẽ được mang theo thú cưng là chó cảnh, mèo cảnh, chim, cá và phải có trang bị thích hợp để giữ gìn vệ sinh và không gây ảnh hưởng tới người xung quanh.

Đi tàu hỏa có được mang theo chó, mèo không? Hành khách đi tàu hỏa bị nhỡ tàu có được hoàn trả tiền vé?

Đi tàu hỏa có được mang theo chó, mèo không? Hành khách đi tàu hỏa bị nhỡ tàu có được hoàn trả tiền vé? (Hình từ Internet)

Hành khách đi tàu hỏa bị nhỡ tàu có được hoàn trả tiền vé?

Tại Điều 23 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về hành khách bị nhỡ tàu như sau:

Hành khách bị nhỡ tàu
1. Hành khách bị nhỡ tàu không do lỗi của doanh nghiệp thì vé không còn giá trị sử dụng. Doanh nghiệp quy định cụ thể các trường hợp nhỡ tàu do nguyên nhân khách quan và các biện pháp giải quyết để hỗ trợ hành khách.
2. Hành khách bị nhỡ tàu do lỗi của doanh nghiệp thì giải quyết như sau:
a) Đại diện của doanh nghiệp xác nhận bố trí để hành khách đi chuyến tàu sớm nhất có quy định dừng ở ga đến ghi trên vé của hành khách. Trường hợp doanh nghiệp bố trí loại chỗ có hạng thấp hơn loại chỗ ghi trên vé của hành khách thì doanh nghiệp có trách nhiệm trả lại tiền chênh lệch giữa tiền ghi trên vé của hành khách và tiền của loại chỗ thực tế trên tàu mà doanh nghiệp bố trí cho hành khách. Trường hợp doanh nghiệp bố trí chỗ có hạng cao hơn loại chỗ ghi trên vé của hành khách thì hành khách không phải trả thêm tiền;
b) Hành khách có quyền yêu cầu đổi vé đi vào ngày khác cùng loại tàu tương đương với vé đã mua và chỉ được thay đổi một lần;
c) Trường hợp hành khách không tiếp tục chờ đi tàu, doanh nghiệp phải trả toàn bộ tiền vé (nếu nhỡ tàu ở ga đi) hoặc tiền vé trên đoạn đường chưa đi (nếu nhỡ tàu ở ga dọc đường);
d) Doanh nghiệp quy định việc hỗ trợ hành khách như ăn, uống, ngủ, nghỉ trong thời gian hành khách chờ đi tàu.

Theo đó, nếu hành khách đi tàu hỏa bị nhỡ tàu do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải thì được trả toàn bộ tiền vé hoặc tiền vé trên đoạn đường chưa đi. Trường hợp không phải do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải thì vé không còn giá trị sử dụng.

Đối tượng được ưu tiên mua vé khi đi tàu hỏa?

Tại Điều 7 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu hỏa như sau:

Ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu
Đối tượng được ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu tại địa điểm bán vé theo thứ tự sau đây:
1. Người có bệnh nặng mà có yêu cầu của cơ quan y tế phải nhanh chóng chuyển đi.
2. Thương binh, bệnh binh.
3. Người khuyết tật.
4. Phụ nữ có thai.
5. Người đi tàu kèm trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi.
6. Người già từ đủ 60 tuổi trở lên.
7. Các đối tượng ưu tiên khác do doanh nghiệp quy định.

Theo đó, những đối tượng nêu trên sẽ được xếp hàng ưu tiên khi mua vé đi tàu hỏa.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

24,569 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào