Đi chơi xa lễ 2/9 cần lưu ý thông báo lưu trú để tránh bị phạt thế nào? Hướng dẫn thông báo lưu trú trên VNeID ra sao?

Đi chơi xa lễ 2/9 cần lưu ý thông báo lưu trú để tránh bị phạt thế nào? Hướng dẫn thông báo lưu trú trên VNeID ra sao?

Đi chơi xa lễ 2/9 cần lưu ý thông báo lưu trú để tránh bị phạt thế nào?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú 2020 thì lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày.

Đồng thời, tại khoản 5 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú.

Như vậy, có thể hiểu khi công dân đến cư trú tại một địa điểm khác nơi thường trú hoặc tạm trú của mình như đến ở chơi nhà người thân, bạn bè… trong thời gian dưới 30 ngày thì phải thực hiện thông báo lưu trú theo quy định.

Tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:

Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
...

Như vậy, nếu không thực hiện thông báo lưu trú là hành vi vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú sẽ bị phạt tiền 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức xử phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm, đối với tổ chức vi phạm thì mức xử phạt được áp dụng gấp đôi mức xử phạt đối với cá nhân. (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

Đi chơi xa lễ 2/9 cần lưu ý thông báo lưu trú để tránh bị phạt thế nào? Hướng dẫn thông báo lưu trú trên VNeID ra sao?

Đi chơi xa lễ 2/9 cần lưu ý thông báo lưu trú để tránh bị phạt thế nào? Hướng dẫn thông báo lưu trú trên VNeID ra sao? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn thông báo lưu trú trên VNeID ra sao?

Bước 1: Chọn thủ tục hành chính.

Bước 2: Chọn “Thông báo lưu trú”

Bước 3: Chọn “Tạo mới yêu cầu”

Bước 4: Chọn “Cơ quan công an thực hiện”. Lưu ý là phải chọn cả cấp tỉnh, huyện, xã.

Bước 5: Chọn loại hình cơ sở cư trú, bao gồm:

+ Cơ sở lưu trú du lịch.

+ Ký túc xá sinh viên.

+ Cơ sở khám chữa bệnh.

+ Hộ gia đình.

+ Nhà ngăn phòng cho thuê.

+ Cơ sở khác.

Bước 6: Chọn tên cơ sở lưu trú.

Sau khi nhập đầy đủ thông tin tại các bước trên, ứng dụng sẽ hiển thị tên danh sách các cơ sở lưu trú.

Bước 7: Chọn tiếp tục. Sau đó chọn xác nhận.

Bước 8: Chọn “Thêm người lưu trú”

Bước 9: Điền thông tin của người lưu trú.

+ Nếu người thông báo lưu trú đồng thời là người lưu trú thì người dân tick vào ô như trên hình, sau đó hệ thống sẽ tự điền thông tin.

+ Nếu người thông báo lưu trú không phải là người lưu trú thì phải tự điền các thông tin như ứng dụng yêu cầu.

Bước 10: Điền thông tin lưu trú.

Bước 11: Bấm “Lưu”

Bước 12: Bấm “Gửi yêu cầu”

Màn hình sẽ hiển thị để xác nhận lại thông tin của người lưu trú để chúng ta rà soát lại các thông tin, sau khi hoàn tất thì chọn “Gửi yêu cầu”.

Thời điểm thông báo lưu trú là khi nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật Cư trú 2020 về thông báo lưu trú như sau:

Thông báo lưu trú
1. Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.
2. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
3. Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú.
4. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.
5. Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.

Như vậy, việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú.

Trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau;

Trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.

Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
325 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào