Đề xuất việc hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện thông qua những hình thức nào?
- Đề xuất về nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như thế nào?
- Đề xuất việc áp dụng quy định pháp luật có liên quan trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như thế nào?
- Đề xuất việc hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện thông qua những hình thức nào?
- Ai có thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước?
Đề xuất về nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Dự thảo Nghị định quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp đề xuất nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như sau:
- Thứ nhất, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đảm bảo độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
- Thứ hai, chủ động đề xuất, thực hiện và quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp phù hợp với nhu cầu của Việt Nam, chủ trương, định hướng của Đảng về đối ngoại, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và quy định pháp luật có liên quan.
- Thứ ba, bảo đảm tính công khai, minh bạch, hiệu quả, thiết thực và trách nhiệm giải trình trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
- Thứ tư, thủ trưởng cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan trung ương của các tổ chức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình theo quy định pháp luật liên quan.
Đề xuất việc hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện thông qua những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Đề xuất việc áp dụng quy định pháp luật có liên quan trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Dự thảo Nghị định quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp đề xuất việc áp dụng quy định pháp luật có liên quan trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như sau:
- Đầu tiên, việc ký kết, thực hiện điều ước quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật về điều ước quốc tế; việc ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện theo quy định pháp luật về thỏa thuận quốc tế và quy định của Nghị định này.
- Tiếp theo, việc tiếp nhận và thực hiện các dự án, phi dự án để thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài và quy định của Nghị định này.
iệc tiếp nhận và thực hiện các khoản viện trợ không hoàn lại không thuộc ODA để thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc ODA của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam và quy định của Nghị định này.
- Ngoài ra, việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện theo quy định pháp luật về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và quy định của Nghị định này.
Đề xuất việc hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện thông qua những hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Dự thảo Nghị định quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp đề xuất như sau:
Nội dung và hình thức hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp
1. Hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp bao gồm các hoạt động trong các lĩnh vực sau:
a) Xây dựng pháp luật;
b) Thi hành pháp luật;
c) Chia sẻ, nâng cao kiến thức, năng lực trong lĩnh vực pháp luật;
d) Cải cách tư pháp, bao gồm hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp, cơ quan thi hành án, bổ trợ tư pháp, đào tạo các chức danh tư pháp và nghề tư pháp.
2. Hình thức hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp:
a) Ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế;
b) Xây dựng và thực hiện các dự án, phi dự án;
c) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn hoặc các khóa bồi dưỡng theo hình thức gặp gỡ trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam hoặc theo hình thức trực tuyến với ít nhất một điểm cầu thuộc lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi chung là hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp);
d) Cung cấp chuyên gia pháp luật, văn bản, tài liệu pháp luật.
Như vậy theo quy định trên đề xuất việc hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện thông qua một số hình thức sau đây:
- Thứ nhất, ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
- Thứ hai, xây dựng và thực hiện các dự án, phi dự án.
- Thứ ba, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn hoặc các khóa bồi dưỡng theo hình thức gặp gỡ trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam hoặc theo hình thức trực tuyến với ít nhất một điểm cầu thuộc lãnh thổ Việt Nam (gọi chung là hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp).
- Cuối cùng, cung cấp chuyên gia pháp luật, văn bản, tài liệu pháp luật.
Ai có thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ
1. Chủ tịch nước quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ.
Như vậy theo quy định trên Chủ tịch nước có thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước.
Tải Dự thảo Nghị định quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp: tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.