Đề xuất tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng như thế nào?
Đề xuất tổ chức xây dựng chương trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Dự thảo Thông tư quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đề xuất như sau:
Xây dựng chương trình đào tạo
1. Hiệu trưởng quyết định thành lập Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo; quy định nhiệm vụ, quyền hạn và số lượng, cơ cấu, thành phần của Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn sau:
a) Có trình độ đại học trở lên, am hiểu và có kinh nghiệm về phát triển chương trình; có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề cần xây dựng chương trình.
b) Đại diện người sử dụng lao động trong lĩnh vực chuyên môn liên quan, am hiểu về yêu cầu năng lực nghề nghiệp và các vị trí việc làm trong lĩnh vực của ngành, nghề đào tạo.
2. Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo
a) Xác định mục tiêu, thời gian, khối lượng kiến thức, yêu cầu về năng lực và nội dung để đưa vào chương trình đào tạo trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề, chuẩn đầu ra theo cấp trình độ của ngành, nghề đào tạo;
b) Thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo, xác định danh mục các môn học, mô đun bắt buộc, tự chọn, thời gian và phân bổ thời gian thực hiện;
c) Thiết kế đề cương chi tiết các môn học, mô đun bắt buộc, tự chọn theo chương trình đào tạo đã xác định;
d) Thiết kế nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập trên cơ sở yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được theo từng nội dung và trình độ đào tạo;
đ) Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo, chương trình chi tiết các môn học, mô đun (Theo mẫu tại Phụ lục 1,2,3 kèm theo Thông tư này);
e) Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, các giảng viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học, người sử dụng lao động về kết cấu và nội dung chương trình đào tạo;
g) Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của chuyên gia.
Như vậy theo quy định trên đề xuất tổ chức xây dựng chương trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng có nhiệm vụ như sau:
- Thứ nhất, xác định mục tiêu, thời gian, khối lượng kiến thức, yêu cầu về năng lực và nội dung để đưa vào chương trình đào tạo trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề, chuẩn đầu ra theo cấp trình độ của ngành, nghề đào tạo.
- Thứ hai, thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo, xác định danh mục các môn học, mô đun bắt buộc, tự chọn, thời gian và phân bổ thời gian thực hiện.
- Thứ ba, thiết kế đề cương chi tiết các môn học, mô đun bắt buộc, tự chọn theo chương trình đào tạo đã xác định.
- Thứ tư, thiết kế nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập trên cơ sở yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được theo từng nội dung và trình độ đào tạo.
- Thứ năm, tổ chức biên soạn chương trình đào tạo, chương trình chi tiết các môn học, mô đun (Theo mẫu tại Phụ lục 1,2,3 kèm theo Thông tư này).
- Thứ sáu, tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, các giảng viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học, người sử dụng lao động về kết cấu và nội dung chương trình đào tạo.
- Cuối cùng, hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của chuyên gia.
Đề xuất tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng như thế nào? (Hình từ Internet)
Đề xuất tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng như thế nào?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 7 Dự thảo Thông tư quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đề xuất như sau:
Thẩm định chương trình đào tạo
1. Hội đồng thẩm định
Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo do Hiệu trưởng quyết định thành lập, có trách nhiệm tư vấn về chuyên môn giúp Hiệu trưởng trong việc thẩm định chương trình đào tạo; nhận xét, đánh giá và chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình đào tạo. Số lượng, tiêu chuẩn, thành phần và cơ cấu của Hội đồng thẩm định do Hiệu trưởng quy định, đảm bảo yêu cầu sau:
a) Số lượng thành viên Hội đồng thẩm định có số lẻ gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký và các thành viên; trong đó có ít nhất 02 ủy viên phản biện thuộc hai cơ sở đào tạo khác và 01 thành viên đại diện đơn vị sử dụng lao động;
b) Thành phần Hội đồng thẩm định gồm: các nhà giáo, cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp. Thành viên Hội đồng thẩm định không là thành viên của Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình. Hội đồng thẩm định có ít nhất một phần ba thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp trình độ đào tạo và ngành, nghề tương ứng;
c) Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định: Có trình độ đại học trở lên, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề thẩm định. Khuyến khích giáo viên, giảng viên của các cơ sở đào tạo nước ngoài tham gia Hội đồng thẩm định.
2. Tổ chức thẩm định
a) Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng; phiên họp của Hội đồng thẩm định phải đảm bảo có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng thẩm định;
b) Hội đồng thẩm định căn cứ quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được đối với mỗi cấp trình độ đào tạo và các mục tiêu, yêu cầu của ngành, nghề để đánh giá, thẩm định, nghiệp thu chương trình đào tạo. Kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định trên cơ sở ý kiến đánh giá và kết quả bỏ phiếu thông qua của các thành viên Hội đồng;
c) Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận rõ về chương trình đào tạo theo 03 mức: chương trình đào tạo được thông qua không cần chỉnh sửa; thông qua nhưng phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu rõ những nội dung cần chỉnh sửa; chương trình không được thông qua và nêu rõ lý do không được thông qua.
Như vậy đề xuất tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng như sau:
- Thứ nhất, có trình độ đại học trở lên.
- Thứ hai, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề thẩm định.
- Đặc biệt, khuyến khích giáo viên, giảng viên của các cơ sở đào tạo nước ngoài tham gia Hội đồng thẩm định.
Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 22 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nội dung sau đây:
- Mục tiêu và sứ mạng.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Tổ chức các hoạt động đào tạo.
- Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo, cán bộ quản lý.
- Nhiệm vụ và quyền của người học.
- Tổ chức và quản lý của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Tài chính và tài sản.
- Quan hệ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, gia đình và xã hội.
Tải Dự thảo Thông tư quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.