Đề xuất Nhà giáo sẽ được kéo dài thời gian làm việc thêm 10 năm tại dự thảo Luật Nhà giáo có đúng không?
Đề xuất Nhà giáo sẽ được kéo dài thời gian làm việc thêm 10 năm tại dự thảo Luật Nhà giáo?
Căn cứ Điều 47 dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất chế độ kéo dài thời gian làm việc đối với nhà giáo như sau:
- Nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư và có trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở giáo dục được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
- Thời gian kéo dài làm việc đối với nhà giáo có trình độ tiến sĩ là không quá 5 năm; đối với nhà giáo có chức danh phó giáo sư là không quá 7 năm và đối với nhà giáo có chức danh giáo sư là không quá 10 năm.
- Trong thời gian thực hiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nhà giáo chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn, không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo. Trong thời gian thực hiện kéo dài thời gian làm việc, nếu nhà giáo có nguyện vọng nghỉ làm việc hoặc đơn vị sự nghiệp không còn nhu cầu thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.
- Quyết định kéo dài thời gian công tác của nhà giáo được gửi cho tổ chức, cá nhân có liên quan trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 03 tháng.
- Chính phủ quy định chi tiết thủ tục, trình tự xem xét kéo dài thời gian làm việc; chính sách đối với nhà giáo trong thời gian làm việc kéo dài.
Như vậy, dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất một chế độ mới về kéo dài thời gian làm việc cho nhà giáo tại cơ sở giáo dục, đặc biệt là những người có chức danh giáo sư, phó giáo sư và trình độ tiến sĩ. Thời gian kéo dài làm việc được xác định cụ thể: không quá 5 năm cho nhà giáo có trình độ tiến sĩ, không quá 7 năm cho nhà giáo có chức danh phó giáo sư, và không quá 10 năm cho nhà giáo có chức danh giáo sư.
Trong thời gian kéo dài làm việc và nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nhà giáo chỉ được phép làm nhiệm vụ chuyên môn và không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Việc quyết định kéo dài thời gian làm việc cần phải được thông báo trước ít nhất 03 tháng và được gửi cho các tổ chức, cá nhân liên quan. Chính phủ sẽ định rõ thủ tục, trình tự xem xét kéo dài thời gian làm việc cũng như chính sách đối với nhà giáo trong thời gian làm việc kéo dài.
>> Xem toàn văn dự thảo Luật Nhà giáo của Bộ Giáo dục: Tải về
Đề xuất Nhà giáo sẽ được kéo dài thời gian làm việc thêm 10 năm tại dự thảo Luật Nhà giáo? (Hình ảnh Internet)
Chế độ làm việc của nhà giáo là gì theo dự thảo Luật Nhà giáo?
Căn cứ khoản 1 Điều 27 dự thảo Luật Nhà giáo nêu rõ chế độ làm việc của nhà giáo như sau:
Chế độ làm việc của nhà giáo
1. Chế độ làm việc là hệ thống các quy định để nhà giáo hoàn thành các hoạt động giảng dạy, giáo dục phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo; hoạt động nghiên cứu khoa học, hướng dẫn thực hành, tham gia học bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, công tác kiêm nhiệm và các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao. Chế độ làm việc của nhà giáo được xây dựng bảo đảm đúng quy định của Bộ Luật Lao động và phù hợp với hoạt động nghề nghiệp và quy đổi thành thời gian làm việc theo tuần, năm học và thời gian nghỉ trong năm của nhà giáo.
Như vậy, theo dự thảo Chế độ làm việc là hệ thống các quy định để nhà giáo hoàn thành các hoạt động giảng dạy, giáo dục phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo; hoạt động nghiên cứu khoa học, hướng dẫn thực hành, tham gia học bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, công tác kiêm nhiệm và các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.
Thời gian nghỉ trong năm của nhà giáo theo Dự thảo Luật Nhà giáo như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 27 dự thảo Luật Nhà giáo có nêu rõ thời gian nghỉ của nhà giáo như sau:
Chế độ làm việc của nhà giáo
....
2. Thời gian nghỉ trong năm của nhà giáo (kể cả cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) bao gồm: 08 tuần nghỉ ngơi hàng năm và các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết theo quy định của Bộ Luật Lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của Bộ Luật Lao động và các ngày nghỉ khác theo Luật Bảo hiểm xã hội. Việc bố trí 08 tuần nghỉ hàng năm do cơ quan quản lý giáo dục cấp tỉnh (đối với giáo dục mầm non, phổ thông), cơ sở giáo dục (đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm và giáo dục nghề nghiệp) quy định trong kế hoạch giáo dục hàng năm cho phù hợp điều kiện địa phương và cơ sở giáo dục.
Như vậy, theo dự thảo Luật Nhà giáo, thời gian nghỉ trong năm của nhà giáo bao gồm:
- 08 tuần nghỉ ngơi hàng năm: Do cơ quan quản lý giáo dục cấp tỉnh (đối với giáo dục mầm non, phổ thông) hoặc cơ sở giáo dục (đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm và giáo dục nghề nghiệp) quy định trong kế hoạch giáo dục hàng năm, phù hợp với điều kiện địa phương và cơ sở giáo dục.
- Các ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết: Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019.
- Nghỉ việc riêng: Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019.
- Nghỉ không hưởng lương: Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019.
- Các ngày nghỉ khác: Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.