Đề xuất góp vốn thành lập và giấy chứng nhận vốn góp của tổ chức kinh tế hợp tác được thực hiện như thế nào?
Quy định về góp vốn thành lập và giấy chứng nhận vốn góp đối với hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã?
Theo Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 quy định như sau:
Góp vốn điều lệ và giấy chứng nhận vốn góp
1. Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
2. Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
3. Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.
Theo đó, vốn góp của thành viên hợp tác xã sẽ thực hiện theo thỏa thuận và theeo điều lệ sao cho phần vốn góp này không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
Đối với liên hợp tác xã thì các hợp tác xã thanh viên thực hiện góp vốn theo thỏa thuận và theo điều lệ nhưng không được vượt quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
Góp vốn thành lập và giấy chứng nhận vốn góp? Chuyển nhượng vốn góp của tổ chức kinh tế hợp tác? (Hình ảnh từ Internet)
Đề xuất góp vốn thành lập và giấy chứng nhận vốn góp của tổ chức kinh tế hợp tác như thế nào?
Tại Phiên họp chuyên đề Pháp luật tháng 9 của UBTVQH báo cáo về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Chính phủ đề xuất đổi tên Luật thành Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác.
Đề xuất tại Điều 14 Dự thảo 2 Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác về góp vốn thành lập và giấy chứng nhận vốn góp của tổ chức kinh tế hợp tác như sau:
- Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân khi đăng ký thành lập là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên chính thức và thành viên liên kết có góp vốn đã góp hoặc cam kết góp và được ghi trong Điều lệ.
- Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của Điều lệ, nhưng thời hạn phải góp đủ vốn chậm nhất là 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.
- Thành viên chỉ được góp vốn cho tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.
- Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 14 Dự thảo này mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì xử lý như sau:
+ Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân;
+ Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp và có nghĩa vụ
- Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Dự thảo này.
Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong thời gian trước ngày đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
- Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 14 Dự thảo này, người góp vốn trở thành thành viên của tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm đã thanh toán phần vốn góp và những thông tin về người góp vốn quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 16 Dự thảo này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân phải cấp giấy chứng nhận vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp.
- Giấy chứng nhận vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân;
+ Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân;
+ Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số định danh hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là pháp nhân.
+ Vốn góp và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
+ Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp.
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân.
- Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên được tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ.
Chuyển nhượng vốn góp của tổ chức kinh tế hợp tác như thế nào?
Việc chuyển nhượng vốn góp của tổ chức kinh tế hợp tác được đề xuất tại Điều 15 Dự thảo 2 Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác:
- Thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết được phép chuyển nhượng vốn góp với nhau và được tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân cấp giấy chứng nhận góp vốn đã chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng.
- Giá trị vốn góp của thành viên sở hữu sau khi hoàn thành giao dịch chuyển nhượng không thấp hơn vốn góp tối thiểu và không vượt quá vốn góp tối đa theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
- Trường hợp thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết có góp vốn chuyển nhượng vốn góp cho thành viên liên kết không góp vốn thì tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân xem xét tư cách, xác nhận tư cách thành viên này trở thành thành viên chính thức và thông báo thay đổi nội dung đăng ký đối với cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định, cấp giấy chứng nhận góp vốn đã chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.