Đề xuất các tổ chức phụ trách bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân? Nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của tổ chức này như thế nào?
Đề xuất các tổ chức phụ trách bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân?
Căn cứ tại Điều 5 Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đề xuất các tổ chức phụ trách bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân gồm có:
- Ban tổ chức bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được thành lập ở đơn vị bãi nhiệm.
- Tổ công tác bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được thành lập ở khu vực bỏ phiếu.
Đề xuất các tổ chức phụ trách bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân, nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của tổ chức này? (Hình từ Internet)
Đề xuất nhiệm vụ, quyền hạn của Ban tổ chức bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 6 Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đề xuất như sau:
Việc thành lập, cơ cấu, thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban tổ chức bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Chậm nhất là 50 ngày trước ngày bỏ phiếu bãi nhiệm, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, quyết định thành lập Ban tổ chức bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình, gồm đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và đại diện cử tri ở địa phương.
2. Số lượng Ban tổ chức bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có từ 09 đến 11 thành viên; số lượng Ban tổ chức bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã có từ 07 đến 09 thành viên.
3. Ban tổ chức bãi nhiệm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các ủy viên.
4. Ban tổ chức bãi nhiệm có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bãi nhiệm của các Tổ công tác bãi nhiệm thuộc đơn vị bãi nhiệm;
b) Chỉ đạo thực hiện công tác thông tin truyền thông, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương;
c) Chỉ đạo, kiểm tra việc lập, niêm yết danh sách cử tri và việc niêm yết danh sách người bị đề nghị bãi nhiệm ở các Tổ công tác bãi nhiệm;
d) Nhận tài liệu, phiếu bãi nhiệm từ Ủy ban nhân dân cùng cấp và phân phối cho các Tổ công tác bãi nhiệm chậm nhất là 15 ngày trước ngày bỏ phiếu;
đ) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc bố trí các phòng bỏ phiếu và công việc bãi nhiệm ở các phòng bỏ phiếu;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bãi nhiệm của Tổ công tác bãi nhiệm; những khiếu nại, tố cáo về bãi nhiệm do Tổ công tác bãi nhiệm chuyển đến;
g) Nhận, kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu bãi nhiệm của các Tổ công tác bãi nhiệm; tổng hợp và lập biên bản xác định kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm;
h) Báo cáo tình hình tổ chức bãi nhiệm, chuyển hồ sơ, tài liệu về bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp có đại biểu bị bãi nhiệm.
Như vậy đề xuất Ban tổ chức bãi nhiệm có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thứ nhất, chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bãi nhiệm của các Tổ công tác bãi nhiệm thuộc đơn vị bãi nhiệm.
- Thứ hai, chỉ đạo thực hiện công tác thông tin truyền thông, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương.
- Thứ ba, chỉ đạo, kiểm tra việc lập, niêm yết danh sách cử tri và việc niêm yết danh sách người bị đề nghị bãi nhiệm ở các Tổ công tác bãi nhiệm.
- Tiếp theo, nhận tài liệu, phiếu bãi nhiệm từ Ủy ban nhân dân cùng cấp và phân phối cho các Tổ công tác bãi nhiệm chậm nhất là 15 ngày trước ngày bỏ phiếu.
- Thứ năm, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc bố trí các phòng bỏ phiếu và công việc bãi nhiệm ở các phòng bỏ phiếu.
- Thứ sáu, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bãi nhiệm của Tổ công tác bãi nhiệm; những khiếu nại, tố cáo về bãi nhiệm do Tổ công tác bãi nhiệm chuyển đến.
- Thứ bảy, nhận, kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu bãi nhiệm của các Tổ công tác bãi nhiệm; tổng hợp và lập biên bản xác định kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm.
- Cuối cùng, báo cáo tình hình tổ chức bãi nhiệm, chuyển hồ sơ, tài liệu về bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp có đại biểu bị bãi nhiệm.
Đề xuất nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ công tác bãi nhiệm?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 7 Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đề xuất Tổ công tác bãi nhiệm có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Thứ nhất, phụ trách công tác bỏ phiếu bãi nhiệm ở khu vực bỏ phiếu bãi nhiệm.
- Thứ hai, bố trí phòng bỏ phiếu, chuẩn bị hòm phiếu.
- Thứ ba, nhận tài liệu và phiếu bãi nhiệm từ Ban tổ chức bãi nhiệm; phát thẻ cử tri, phiếu bãi nhiệm có đóng dấu của Tổ công tác bãi nhiệm cho cử tri.
- Thứ tư, thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bỏ phiếu, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu trong thời hạn 07 ngày trước ngày bỏ phiếu bãi nhiệm.
- Thứ năm, bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật liên quan và nội quy phòng bỏ phiếu bãi nhiệm.
- Thứ sáu, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ công tác bãi nhiệm quy định tại Điều này; nhận và chuyển đến Ban tổ chức bãi nhiệm những khiếu nại, tố cáo khác không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổ công tác bãi nhiệm.
- Cuối cùng, kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu bãi nhiệm để gửi đến Ban tổ chức bãi nhiệm.
- Chuyển biên bản kết quả kiểm phiếu bãi nhiệm và toàn bộ phiếu bãi nhiệm đến Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân huyện (nơi không tổ chức đơn vị hành chính xã, thị trấn) sau khi kết thúc việc kiểm phiếu.
- Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bỏ phiếu với Ban tổ chức bãi nhiệm.
Hồ sơ ứng cử và thời gian nộp hồ sơ ứng cử Hội đồng nhân dân như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 35 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Hồ sơ ứng cử và thời gian nộp hồ sơ ứng cử
1. Công dân ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật này phải nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử.
2. Hồ sơ ứng cử bao gồm:
a) Đơn ứng cử;
b) Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
c) Tiểu sử tóm tắt;
d) Ba ảnh chân dung màu cỡ 4cm x 6cm;
đ) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
3. Hội đồng bầu cử quốc gia hướng dẫn thi hành Điều này.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ ứng cử và thời gian nộp hồ sơ ứng cử Hội đồng nhân dân gồm có:
- Đơn ứng cử.
- Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền.
- Tiểu sử tóm tắt.
- Ba ảnh chân dung màu cỡ 4cm x 6cm.
- Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Công dân ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử.
Tải Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.