Để ứng phó với thời tiết rét đậm, rét hại tại khu vực phía Bắc, Chính phủ đã giao nhiệm vụ gì cho Bộ Y tế?

Để ứng phó với thời tiết rét đậm, rét hại tại khu vực phía Bắc, Chính phủ đã giao nhiệm vụ gì cho Bộ Y tế? - Câu hỏi của chị P.T (Lâm Đồng).

Để ứng phó với thời tiết rét đậm, rét hại tại khu vực phía Bắc, Chính phủ đã giao nhiệm vụ gì cho Bộ Y tế?

Để chủ động ứng phó với tình hình rét đậm, rét hại đối với sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức khỏe của người dân, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất đối với sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện 1404/CĐ-TTg ngày 24/12/2023 cụ thể như sau:

Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.

Như vậy, để ứng phó với thời tiết rét đậm, rét hại tại khu vực phía Bắc, Chính phủ đã giao nhiệm vụ trên cho Bộ Y tế

Để ứng phó với thời tiết rét đậm, rét hại tại khu vực phía Bắc, Chính phủ đã giao nhiệm vụ gì cho Bộ Y tế?

Bộ Y tế khuyến cáo người dân không được tắm sau bao nhiêu giờ trong thời tiết rét đậm, rét hại? (Hình từ Internet)

Những khuyến cáo của Bộ Y tế cho người dân trong thời gian rét đậm, rét hại hoặc băng giá?

Bộ Y tế khuyến cáo đối với người già và trẻ em:

- Hạn chế đi ra ngoài trời khi thời tiết quá lạnh và gió mạnh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 9h đêm đến 6h sáng. Nếu ra ngoài thì nên trang bị đủ trang phục ấm che chắn được gió lùa như áo khoác, quần dài đủ dầy để giữ nhiệt, khăn choàng, mũ, găng tay, tất, khẩu trang...

- Luôn giữ cơ thể khô ráo, tránh bị ẩm ướt đặc biệt là vùng cổ, tay, chân mỗi khi ra đường và khi ngủ để hạn chế các bệnh do cảm lạnh.

- Tránh tiếp xúc với khói thuốc, khói bếp than, không nên uống rượu bia đặc biệt là người dân ở miền núi cần chú ý vì uống rượu càng làm co thắt mạch máu gây tăng huyết áp, có thể dẫn tới đột quỵ, tử vong. Tránh các đồ uống có chứa chất kích thích như cafein.

- Không nên tắm khuya sau 22h00, tắm quá lâu hoặc tắm nơi không kín gió vì dễ bị sốc nhiệt, nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng nước ấm để tắm, vệ sinh thân thể.

- Cần vệ sinh miệng, họng sạch sẽ thường xuyên hằng ngày như đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy; súc miệng bằng nước ấm có pha muối loãng giúp sát trùng cổ, họng và hạn chế viêm họng.

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn; tiêm vaccine để phòng ngừa bệnh cúm.

- Ăn uống đủ chất đảm bảo năng lượng cho cơ thể chống rét. Trong bữa ăn hàng ngày cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Đối với người lao động nặng, người cao tuổi, trẻ em cần cung cấp lượng tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin nhiều hơn so với những mùa khác nhằm tăng cường nhiệt lượng cho cơ thể chống rét, đặc biệt là bổ sung vitamin A, C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tránh ăn uống đồ lạnh, đồ ăn vừa lấy từ tủ lạnh ra vì dễ làm cơ thể nhiễm lạnh;

- Những người bị cao huyết áp, mắc các bệnh tim mạch, mắc các bệnh hô hấp mạn tính, cơ xương khớp... đã được chẩn đoán thì phải chú ý tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc, có chế độ vận động và dinh dưỡng hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ;

- Rèn luyện thân thể, tập thể thao thường xuyên giúp làm ấm cơ thể, nâng cao sức đề kháng và sức chống chịu của bản thân với điều kiện thời tiết lạnh;

- Thường xuyên cập nhật thông tin về thời tiết trên tất cả các phương tiện truyền thông.

Bộ Y tế khuyến cáo đối với người Đối với những người phải làm việc trong thời tiết lạnh:

- Nếu phải làm việc ngoài trời cần giữ ấm cơ thể và làm việc với cường độ chậm.

- Cần phải giữ người, tay chân khô ráo, tránh ẩm ướt đặc biệt công nhân làm việc ngoài trời, trong hầm lò… Đeo khẩu trang trong khi làm việc để bảo vệ đường hô hấp.

- Những ngày mưa rét, làm việc ngoài trời, phải trang bị và sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ lao động áo chống nước, áo mưa, mũ, găng tay đệm bông và lớp ngoài chống nước; giày ủng ấm và chống nước... vì quần áo, đầu tóc ướt sẽ làm mất nhiệt nhanh chóng khiến cơ thể bị nhiễm lạnh.

- Khi ra ngoài trời lạnh, nhất thiết phải mặc ấm đặc biệt cần giữ ấm cổ và ngực. Trong lúc lao động, nếu thấy người nóng lên thì nên cởi bớt áo dần dần.

- Để có đủ nhiệt lượng lao động và chống rét, người lao động cần ăn uống đầy đủ chất đặc biệt là chất béo, gluxit và nên ăn uống nóng.

Những khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam dành cho người dân để bảo vệ sức khỏe, người dân nên chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và những người khác trong gia đình trước thời tiết đang rét đậm, rét hại.

Nguồn: Xây dựng chính sách Chính phủ

Lạnh bao nhiêu độ thì học sinh được nghỉ học?

Ngày 18/12/2023, Sở giáo dục Hà Nội vừa ban hành Công văn 4604/SGDĐT-CTTT-KHCN năm 2023 Tải về triển khai công tác phòng, chống rét và dịch bệnh mùa Đông Xuân cho học sinh.

Theo đó, Sở giáo dục Hà Nội có nêu rõ ngưỡng nhiệt độ học sinh được nghỉ học như sau:

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các nơi thuộc Bắc Bộ, do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh nên khu vực Hà Nội sẽ có những ngày rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. Bên cạnh đó, khí hậu mùa Đông Xuân là thời điểm cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển đặc biệt là các bệnh truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa.

Để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị, trường học trực thuộc Sở; Giám đốc các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Công tác phòng, chống rét

+ Thường xuyên theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời của khu vực Hà Nội trong những ngày trời rét đậm, rét hại được phát tại bản tin dự báo thời tiết trong chương trình “Chào buổi sáng” trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam và chương trình “Hà Nội buổi sáng” trên kênh H1, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội vào 06 giờ sáng hàng ngày. Căn cứ vào thông tin này, Thủ trưởng các đơn vị trường học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố chủ động điều chỉnh giờ học hoặc cho học sinh nghỉ học, cụ thể:

+ Học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10°C.

+ Học sinh trung học cơ sở nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 7°C.

- Kiểm tra và sửa chữa kịp thời cửa các phòng học, phòng chức năng, phòng bán trú, phòng ăn... bảo đảm tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh. Đối với các trường có tổ chức bán trú, cần đặc biệt quan tâm bảo đảm cơm, thức ăn, nước uống nóng sốt; chỗ nghỉ trưa đủ ấm. Đối với các trường, nhóm lớp mầm non cần bảo đảm có nước ấm để chăm sóc và phục vụ trẻ em.

- Không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời trong những ngày rét đậm, rét hại; các trường phối hợp cha mẹ học sinh nhắc nhở các em mặc đủ ấm; nhà trường không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục trong những ngày trời rét.

- Trong những ngày rét đậm, rét hại căn cứ điều kiện thời tiết của từng địa phương, các trường có thể điều chỉnh thời gian học sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, cần linh hoạt giải quyết để học sinh được vào học.

Theo đó, năm học 2023-2024, ngưỡng nhiệt độ học sinh được nghỉ học như sau:

- Học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10°C.

- Học sinh trung học cơ sở nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 7°C

Đồng thời, Sở giáo dục cũng nêu rõ trong những ngày rét đậm, rét hại căn cứ điều kiện thời tiết của từng địa phương, các trường có thể điều chỉnh thời gian học sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

455 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào