Đề kiểm tra môn Ngữ văn có bắt buộc kết hợp hình thức trắc nghiệm với tự luận từ năm học 2022-2023?

Cho em hỏi trong năm học tới thì đề kiểm tra môn Ngữ văn sẽ được kết hợp hai hình thức làm bài là tự luận và trắc nghiệm đúng không? Câu hỏi của bạn Trâm Anh đến từ Hà Nội.

Đề kiểm tra môn Ngữ văn sẽ kết hợp hình thức thi trắc nghiệm với tự luận từ năm học 2022-2023?

Thời gia quan, tại một số diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội đã xuất hiện những bài viết, nhận định của giáo viên, học sinh về việc đề kiểm tra môn Ngữ Văn trong thời gian tới sẽ được kết hợp đan xen giữa hình thức trắc nghiệm và hình thức tự luật.

Theo như nội dung những bài viết, nhân định ấy thì hình thức trắc nghiệm sẽ dùng để kiểm tra khả năng nhận biết, đọc hiểu, so sánh của học sinh và phần tự luận sẽ được dùng để kiểm tra, đánh giá khả năng viết, trình bày bố cục của học sinh.

Ngày 18/8/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có câu trả lời về việc đề kiểm tra môn Ngữ văn có kết hợp hình thức trắc nghiệm với tự luận trong thời gian tới hay không.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định rằng hoàn toàn không có chuyện sử dụng đề kiểm tra môn Ngữ văn có kết hợp hình thức trắc nghiệm với tự luận trong thời gian tới và cũng không hề có quy định nào về việc áp dụng hình thức đề kiểm tra như thế với môn Ngữ văn.

Theo nhận định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sở dĩ xuất hiện những bài viết, thông tin như trên là do người dân đã hiểu không đúng nội dung chương trình tập huấn giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo như chương trình tập huấn giáo viên cốt cán toàn quốc của Bộ Giáo dục với mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy và khả năng của giáo viên về xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra, đánh giá các môn học theo chương trình mới.

Và một trong các nội dung tập huấn chính là hướng dẫn kỹ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

Do nội dung hướng dẫn này nằm trong phần chung của chương trình đào tạo nên đã dẫn đến tình trạng hiểu nhầm đề kiểm tra môn Ngữ văn cũng sẽ áp dụng hình thức câu hỏi trắc nghiệm.

Đề kiểm tra môn Ngữ văn có bắt buộc kết hợp hình thức trắc nghiệm với tự luận từ năm học 2022-2023? (Hình từ internet)

Thực hiện đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn như thế nào?

Căn cứ vào Mục 2 Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH năm 2022 đã có nội dung hướng dẫn như sau:

2. Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn
a) Việc đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh.
b) Tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.
c) Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.
d) Khuyến khích việc xây dựng và sử dụng các đề mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh. Xây dựng bộ công cụ đánh giá để hạn chế tính chủ quan, cảm tính của người chấm. Khi nhận xét, đánh giá các sản phẩm của học sinh, cần tôn trọng và khuyến khích cách nghĩ, cách cảm riêng của học sinh trên nguyên tắc không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật.

Như vậy, sắp tới sẽ thực hiện đổi mới việc đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn theo nội dung hướng dẫn như trên.

Theo đó, việc đánh giá phải đảm bảo cho sự phát huy những mặt tích cực về cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh.

Việc đánh giá định kì của học sinh được thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

Đánh giá định kì
1. Đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.
- Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.
2. Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 (một) lần đánh giá giữa kì và 01 (một) lần đánh giá cuối kì.
3. Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 (một) điểm đánh giá giữa kì (sau đây viết tắt là ĐĐGgk) và 01 (một) điểm đánh giá cuối kì (sau đây viết tắt là ĐĐGck).
4. Những học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng học kì.
5. Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bù theo quy định tại khoản 4 Điều này thì được đánh giá mức Chưa đạt hoặc nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.

Theo đó, việc đánh giá định kì đối với học sinh hiện nay gồm có đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì. Việc đánh giá được thực hiện qua bài kiểm tra (trên giấu hoặc máy tính), bài thực hành, dự án học tập.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,782 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào