Đề kiểm tra giữa kì 1 lý 10 file word có đáp án năm học 2024 2025? Đề kiểm tra giữa kì 1 Vật lý 10 trắc nghiệm có đáp án tham khảo?

Đề kiểm tra giữa kì 1 lý 10 file word có đáp án năm học 2024 2025? Đề kiểm tra giữa kì 1 Vật lý 10 trắc nghiệm có đáp án tham khảo?

Đề kiểm tra giữa kì 1 lý 10 file word có đáp án năm học 2024 2025? Đề kiểm tra giữa kì 1 Vật lý 10 trắc nghiệm có đáp án?

Xem thêm: Con số 13532385396179 có ý nghĩa gì? Con số 13532385396179 có gì đặc biệt?

Đề kiểm tra giữa kì 1 lý 10 file word có đáp án năm học 2024 2025 (Đề kiểm tra giữa kì 1 Vật lý 10 trắc nghiệm có đáp án tham khảo) như sau:

Đề kiểm tra giữa kì 1 lý 10 file word có đáp án năm học 2024 2025 (Đề kiểm tra giữa kì 1 Vật lý 10 trắc nghiệm có đáp án tham khảo)

ĐỀ 1

Câu 1: Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật lí?

A. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau.

B. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn.

C. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau.

D. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội.

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của phát triển năng lực vật lí?

A. Có được kiến thức, kĩ năng cơ bản về vật lí.

B. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng để khám phá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong cuộc sống.

C. Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp.

D. Nhận biết được hạn chế của bản thân để tìm cách khắc phục.

Câu 3: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là gì?

A. Các dạng vận động và tương tác của vật chất.

B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học.

C. Qui luật tương tác của các dạng năng lượng.

D. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng.

Câu 4: Sự kiện nào sau đây xảy ra vào năm 1785 ?

A. Galilei làm thí nghiệm tại tháp nghiên Pisa.

B. Joule tìm ra các định luật nhiệt động lực học.

C. Faraday tìm ra hiện tượng cảm ứng điện từ.

D. Einstein xây dựng thuyết tương đối.

Câu 5: Các nhà vật lí dùng phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu thế giới tự nhiên trong khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 350 TCN đến năm 1831. B. Từ năm 1900 đến nay.

C. Từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX. D. Từ cuối thế kỉ XIX đến nay.

...Xem tiếp...

TẢI VỀ ĐỀ 1

ĐỀ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1: Độ dịch chuyển của một vật chuyển động là

A.một vectơ hướng từ vị trí đầu đến vị trí cuối của chuyển động.

B.một vectơ hướng từ vị trí cuối đến vị trí đầu của chuyển động.

C.quãng đường vật chuyển động.

D.thời gian vật chuyển động.

Câu 2:Trong trường hợp nào sau đây độ lớn của độ dịch chuyển bằng quãng đường đi được?

A. Vật chuyển động trên đường thẳng và có đổi chiều chuyển động.

B. Vật chuyển động trên đường tròn.

C. Vật chuyển động trên đường thẳng và không đổi chiều chuyển động.

D. Vật chuyển động trên đường gấp khúc.

Câu 3:Một học sinh đo một đại lượng . Sau các lần đo, học sinh này tính được giá trị trung bình và sai số tuyệt đối lần lượt làvà . Hệ thức ghi kết quả đo đại lượng A là

...

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 13:(2 điểm)

Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều? Viết công thức tính gia tốc, giải thích và nêu đơn vị của các đại lượng trong công thức.

Câu 14:(2 điểm)

Số liệu về độ dịch chuyển và thời gian của một vật chuyển động được ghi trong bảng sau:

...Xem tiếp...

TẢI VỀ ĐỀ 2

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Đề kiểm tra giữa kì 1 lý 10 file word có đáp án năm học 2024 2025? Đề kiểm tra giữa kì 1 Vật lý 10 trắc nghiệm có đáp án tham khảo?

Đề kiểm tra giữa kì 1 lý 10 file word có đáp án năm học 2024 2025? Đề kiểm tra giữa kì 1 Vật lý 10 trắc nghiệm có đáp án tham khảo? (Hình từ Internet)

Đặc điểm môn Vật lí chương trình giáo dục phổ thông là gì?

Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về chương trình GDPT môn Vật lí quy định đặc điểm môn Vật lí chương trình giáo dục phổ thông như sau:

Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu các dạng vận động đơn giản, tổng quát nhất của vật chất và tương tác giữa chúng.

Trong nhà trường phổ thông, giáo dục vật lí được thực hiện ở cả ba cấp học với các mức độ khác nhau.

Ở giai đoạn giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), nội dung giáo dục vật lí được đề cập trong các môn học: Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, lớp 2, lớp 3); Khoa học (lớp 4, lớp 5); Khoa học tự nhiên (từ lớp 6 đến lớp 9).

Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông), Vật lí là môn học thuộc nhóm môn Khoa học tự nhiên, được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần vận dụng nhiều kiến thức, kĩ năng vật lí được học thêm các chuyên đề học tập.

Môn Vật lí giúp học sinh tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực đã được định hình trong giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo điều kiện để học sinh bước đầu nhận biết đúng năng lực, sở trường của bản thân, có thái độ tích cực đối với môn học.

Trên cơ sở nội dung nền tảng đã trang bị cho học sinh ở giai đoạn giáo dục cơ bản, Chương trình môn Vật lí lựa chọn phát triển những vấn đề cốt lõi thiết thực nhất, đồng thời chú trọng đến các vấn đề mang tính ứng dụng cao là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật, khoa học và công nghệ.

Thí nghiệm, thực hành đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành khái niệm, quy luật, định luật vật lí. Vì vậy, Chương trình môn Vật lí chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng tìm hiểu các thuộc tính của đối tượng vật lí thông qua các nội dung thí nghiệm, thực hành dưới các góc độ khác nhau.

Chương trình môn Vật lí coi trọng việc rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống; vừa bảo đảm phát triển năng lực vật lí - biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên, vừa đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Thông qua Chương trình môn Vật lí, học sinh hình thành và phát triển được thế giới quan khoa học; rèn luyện được sự tự tin, trung thực, khách quan; cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên; yêu thiên nhiên, tự hào về thiên nhiên của quê hương, đất nước; tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, trân trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; đồng thời hình thành và phát triển được các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Quan điểm xây dựng chương trình môn Vật lí chương trình giáo dục phổ thông là gì?

Căn cứ theo Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về chương trình GDPT môn Vật lí nêu rõ quan điểm xây dựng chương trình môn Vật lí chương trình giáo dục phổ thông như sau:

Chương trình môn Vật lí quán triệt đầy đủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể, về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình; định hướng xây dựng chương trình các môn học và hoạt động giáo dục; đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm sau:

- Chương trình môn Vật lí một mặt kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình hiện hành và mặt khác, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, đồng thời tiếp cận những thành tựu của khoa học giáo dục và khoa học vật lí phù hợp với trình độ nhận thức và tâm, sinh lí lứa tuổi của học sinh, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam.

- Chương trình môn Vật lí chú trọng bản chất, ý nghĩa vật lí của các đối tượng, đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về toán học; tạo điều kiện để giáo viên giúp học sinh phát triển tư duy khoa học dưới góc độ vật lí, khơi gợi sự ham thích ở học sinh, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vật lí trong thực tiễn. Các chủ đề được thiết kế, sắp xếp từ trực quan đến trừu tượng, từ đơn giản đến phức tạp, từ hệ được xem như một hạt đến nhiều hạt; bước đầu tiếp cận với một số nội dung hiện đại mang tính thiết thực, cốt lõi.

- Chương trình môn Vật lí được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu học sinh cần đạt; chỉ đưa ra các định nghĩa cụ thể cho các khái niệm trong trường hợp có những cách hiểu khác nhau. Căn cứ vào các yêu cầu cần đạt, các tác giả sách giáo khoa chủ động, sáng tạo trong việc triển khai các nội dung dạy học cụ thể theo yêu cầu phát triển chương trình. Trên cơ sở bám sát mục tiêu và đáp ứng yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Vật lí, giáo viên có thể lựa chọn, sử dụng một hay kết hợp nhiều sách giáo khoa, nhiều nguồn tư liệu khác nhau để dạy học. Trong một lớp, thứ tự dạy học các chủ đề (bao gồm các chủ đề bắt buộc và các chuyên đề tự chọn) là không cố định “cứng”, các tác giả sách giáo khoa, giáo viên có thể sáng tạo một cách hợp lí, sao cho không làm mất logic hình thành kiến thức, kĩ năng và không hạn chế cơ hội hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Thứ tự dạy học các chủ đề được thực hiện sao cho chủ đề mô tả hiện tượng vật lí được thực hiện trước để cung cấp bức tranh toàn cảnh về hiện tượng, sau đó đến chủ đề giải thích và nghiên cứu hiện tượng để cung cấp cơ sở vật lí sâu hơn, rồi đến chủ đề ứng dụng của hiện tượng đó trong khoa học hoặc thực tiễn.

- Các phương pháp giáo dục của môn Vật lí góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, nhằm hình thành, phát triển năng lực vật lí cũng như góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
13,371 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào