Để được tham gia chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Đối tượng tuyển sinh chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Hồ sơ tham dự chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao gồm những nội dung gì?
- Học viên tham dự chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao sẽ được trang bị những gì?
- Chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao kéo dài trong bao lâu?
Đối tượng tuyển sinh chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao cần đáp ứng những điều kiện gì?
Theo Phụ lục 66 Thông tư 57/2023/TT-BGTVT quy định đối tượng tuyển sinh chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao như sau:
+ Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển từ bậc đại học trở lên;
+ Đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định;
+ Có chứng chỉ tiếng Anh không hải trình độ 3 theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hoặc tương đương;
+ Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải hạng Nhi hoặc tương đương;
+ Độc lập dẫn tàu an toàn ít nhất 300 lượt với cương vị hoa tiêu hàng hải hạng Nhì hoặc có thời gian đảm nhiệm tốt công việc của hoa tiêu hàng hải hạng Nhì tối thiểu 24 tháng với 200 lượt dẫn tàu an toàn, được tổ chức hoa tiêu hàng hải, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận đối với trường hợp hoa tiêu có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải do cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp; hoặc xác nhận của cơ quan quản lý nơi hoa tiêu làm việc đối với hoa tiêu hàng hải là công dân Việt Nam có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp.
Như vậy, người có nhu cầu tham gia chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao cần đáp ứng bốn điều kiện trên.
Để được tham gia chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao cần đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ tham dự chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao gồm những nội dung gì?
Theo Điều 9 Thông tư 27/2016/TT- BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 54/2023/TT-BGTVT quy định hồ sơ tham dự khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao như sau:
- Công văn đề nghị của tổ chức quản lý;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải hạng Nhì hoặc tương đương.
- Đối với công dân Việt Nam có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp nộp bổ sung các giấy tờ sau:
+ Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện tham dự khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 27/2016/TT- BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Thông tư 54/2023/TT-BGTVT;
+ Văn bản đề nghị miễn giảm và giấy tờ chứng minh những nội dung đã được đào tạo tại nước ngoài tương ứng với nội dung chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
Học viên tham dự chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao sẽ được trang bị những gì?
Theo Mục I Phụ lục 66 Thông tư 57/2023/TT-BGTVT thì học viên hoàn thành chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao và có đủ thời gian thực tập hoặc số lượt tàu thực tập theo quy định có đủ năng lực dẫn các loại tàu có tổng dung tích đến 20.000 và chiều dài đến 175m. Đồng thời, được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải hạng nhất và được trang bị những nội dung như sau:
- Về kiến thức:
+ Hiểu rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của hoa tiêu hàng hải theo luật định, đồng thời phải nắm được nội dung tinh thần của các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và Công ước có liên quan đến nghiệp vụ hoa tiêu hàng hải.
+ Phân tích được tính năng điều động của tàu cỡ lớn, sự khác nhau khi điều động những chiếc tàu cỡ lớn và những chiếc tàu cỡ nhỏ do tính năng điều động, kích thước, thể tích phần chìm dưới nước, diện tích mặt chịu gió lớn... và những yếu tố ảnh hưởng của môi trường bên ngoài để đảm bảo điều động tàu an toàn.
+ Diễn giải chi tiết về đặc điểm vùng hoa tiêu hàng hải nơi mình công tác, cụ thể như đặc điểm địa lý, khí tượng thuỷ văn, xã hội, đặc biệt đặc điểm tuyến dẫn tàu, bến cảng, bến phao, khu vực neo đậu mới và các Quy định về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường.
- Về kỹ năng:
+ Vận dụng kiến thức về pháp luật hàng hải, các công ước hàng hải quốc tế và những quy định của địa phương để thực hiện dẫn tàu an toàn.
+ Vận dụng kiến thức mới về vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc để hỗ trợ việc dẫn tàu an toàn.
+ Vận dụng kiến thức về điều động tàu cỡ lớn trong các điều kiện khác nhau trên từng tuyến dẫn tàu (tầm nhìn xa bị hạn chế, khu vực mật độ tàu thuyền đông đúc, điều kiện tuyến dẫn tàu phức tạp, khó khăn...). Đưa ra các biện pháp ứng phó khi gặp tình huống khẩn cấp xảy ra khi dẫn tàu trên luồng, ra vào cầu (sự cố máy chính, sự cố hệ thống lái...).
- Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:
+ Độc lập dẫn tàu cỡ lớn trên luồng trong mọi điều kiện thời tiết
+ Điều động tàu cỡ lớn trong mọi tình huống khác nhau (mật độ giao thông đông đúc, tầm nhìn xa bị hạn chế, ra vào cầu, bến phao, vùng neo...)
+ Dựa trên pháp luật quốc gia, quốc tế và những quy định của địa phương đảm bảo dẫn tàu an toàn, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm pháp lý về các quy định đó.
Chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao kéo dài trong bao lâu?
Căn cứ tại Mục 2 Phụ lục 66 Thông tư 57/2023/TT-BGTVT quy định khối lượng kiến thức và thời gian khoá học như sau:
- Số lượng học phần, mô đun: 4;
- Khối lượng học tập toàn khóa: 100 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập);
- Khối lượng lý thuyết: 87 giờ;
- Thực hành, thực tập, mô phỏng: 10 giờ, -
- Kiểm tra đánh giá 03 giờ.
Thông tư 57/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.