Dạy thêm học thêm vào kỳ nghỉ hè 2023 cho học sinh có bị cấm không? Những trường hợp nào giáo viên không được dạy thêm?

Dạy thêm học thêm vào kỳ nghỉ hè 2023 cho học sinh có bị cấm không? Những trường hợp nào giáo viên không được dạy thêm? Anh Sơn - TP. Hà Nội

Khái niệm về dạy thêm, học thêm là gì ?

Căn cứ Điều 2 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT khái niệm như sau:

- Dạy thêm, học thêm trong quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức.

- Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục tổ chức.

Như vậy, dạy thêm học thêm ngoài nhà trường được hiểu là việc dạy thêm học thêm không do các cơ sở giáo dục sau đây tổ chức:

- Cơ sở giáo dục phổ thông

- Trung tâm dạy nghề

- Trung tâm giáo dục thường xuyên

- Trung tâm học tập cộng đồng

- Trung tâm ngoại ngữ, tin học.

dạy thêm

Dạy thêm học thêm vào kỳ nghỉ hè 2023 cho học sinh có bị cấm không? Những trường hợp nào giáo viên không được dạy thêm? (Hình internet)

Những trường hợp nào giáo viên không được dạy thêm?

Căn cứ Điều 4 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT về các trường hợp không được dạy thêm

- Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

- Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

- Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:

+ Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường

+ Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Như vậy, khi giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không được tổ chức dạy thêm học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

Chú ý, không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Năm 2023, cấm dạy thêm trên toàn quốc trong mọi trường hợp ?

Thực tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT ngày 26/8/2019 về việc công bố hết hiệu lực các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm và đây được xem như là văn bản cấm dạy thêm học thêm.

- Do đó các hoạt động về dạy thêm và học thêm sẽ không được cấp phép hoạt động theo quy định tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT hết hiệu lực, gồm:

+ Quy định về việc tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường (Điều 6)

+ Các yêu cầu đối với người dạy thêm và người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm (Điều 8, Điều 9)

+ Quy định về cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm (Điều 10)

+ Các quy định về hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm (Chương III).

+ Nghiêm cấm dạy thêm trái phép trên toàn quốc

- Thời điểm áp dụng quy định cấm dạy thêm học thêm từ ngày 01/7/2016.

Như quy định trên thì hiện nay không có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng việc dạy thêm vẫn diễn ra trái quy định và được xem là vi phạm pháp luật.

Biện pháp xử lý vi phạm quy định về dạy thêm trước đây là gì?

Trước đây, Điều 7 Nghị định 138/2013/NĐ-CP năm 2013 quy định xử lý vi phạm quy định về dạy thêm căn cứ theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục:

- Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về dạy thêm theo các mức phạt sau đây:

+ Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định

+ Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng đối tượng

+ Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng nội dung đã được cấp phép

+ Từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép.

- Bên cạnh đó, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tước quyền sử dụng giấy phép dạy thêm từ 6 đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định 138/2013/NĐ-CP năm 2013

+ Đình chỉ hoạt động dạy thêm từ 12 đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 7 Nghị định 138/2013/NĐ-CP năm 2013.

- Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc bổ sung đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 138/2013/NĐ-CP năm 2013.

+ Buộc trả lại cho người học các khoản tiền đã thu và chịu mọi chi phí trả lại đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 7 Nghị định 138/2013/NĐ-CP năm 2013.

Tuy nhiên quy định trên đã hết hiệu lực kể từ ngày 10/3/2021.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

13,050 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào