Đáp án Tuần 5 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng? Đáp án thi trực tuyến sách quốc gia tuần 5?
Đáp án Tuần 5 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng? Đáp án thi trực tuyến sách quốc gia tuần 5?
Xem thêm: Quy định mới về lãi suất tiền gửi ngân hàng từ ngày 20/11/2024
Xem thêm: Lương cơ sở, lương tối thiểu vùng, lương hưu 2025 có gì mới? Có tăng lương không?
Xem thêm: Tuần 5 Thi trực tuyến sachquocgia vn vào thi?
Xem thêm: Bài phát biểu Ngày hội đại đoàn kết năm 2024 của lãnh đạo?
Đáp án Tuần 5 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Đáp án thi trực tuyến sách quốc gia tuần 5) như sau:
Câu 1: Hoàn thiện câu: “đi đôi với phát triển lực lượng sản xuất, chúng ta còn phải xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, xây dựng quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp, xã hội giàu tình thương và lòng nhân ái, theo ... Việt Nam”.
A. giá trị
B. truyền thống
C. bản sắc
D. đạo lý
Câu 2: Theo chia sẻ kinh nghiệm của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, vai trò của báo chí trong xã hội có giai cấp là gì?
A. Phương tiện thông tin, phương tiện giao tiếp và công cụ đấu tranh xã hội, đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp
B. Phương tiện giao tiếp giữa các tổ chức chính trị
C. Công cụ hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế, chính trị
D. Phương tiện thông tin phục vụ nhu cầu giải trí
Câu 3: Đại hội biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2016 - 2020 được tổ chức tại đâu?
A. Đà Nẵng
B. Thành phố Hồ Chí Minh
C. Quảng Ninh
D. Hà Nội
Câu 4: Công tác tư tưởng - văn hóa đóng góp vào việc hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa như thế nào?
A. Tham gia tổng kết thực tiễn, tiếp tục bổ sung hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là trên những vấn đề chưa rõ hoặc đang nổi cộm
B. Định hướng thực tiễn và tâm trạng của quần chúng nhân dân
C. Thực hiện công tác quản lý nhà nước về văn hóa
D. Lắng nghe nguyện vọng của quần chúng nhân dân
Câu 5: Hội Nhà báo Việt Nam được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1936
B. Năm 1945
C. Năm 1950
D. Năm 1930
Câu 6: Ngày truyền thống của ngành Văn hóa Việt Nam là ngày nào?
A. Ngày 31/7
B. Ngày 20/9
C. Ngày 28/8
D. Ngày 09/8
Câu 7: Phát biểu tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX (năm 2015), đồng chí Nguyễn Phú Trọng yêu cầu cần phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên trách thi đua, khen thưởng là nòng cốt theo hướng nào?
A. Phù hợp, tinh gọn, hiệu quả
B. Thích hợp, hiệu lực, gọn nhẹ
C. Nhanh, gọn, hiệu quả
D. Gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả
Câu 8: Đề tài sáng tạo của anh chị em văn nghệ sĩ là gì?
A. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
B. Chiến tranh cách mạng
C. Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế
D. Tất cả các phương án trên
Câu 9: Năm 2004, đồng chí Nguyễn Phú Trọng dự Lễ khai giảng năm học mới 2004 - 2005 tại trường nào của Hà Nội?
A. Trường Trung học cơ sở Trưng Vương
B. Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn
C. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều
D. Trường Trung học phổ thông Trần Phú
Câu 10: Khẳng định nào sau đây là đúng về vai trò của Đảng và Nhà nước đối với văn học, nghệ thuật?
A. Đảng và Nhà nước luôn luôn khuyến khích mọi sự tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với văn học nghệ thuật và văn nghệ sĩ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
B. Đảng, Nhà nước luôn luôn mong muốn, kỳ vọng và đòi hỏi đội ngũ văn nghệ sĩ có nhiều tác phẩm có giá trị cao hơn nữa về tư tưởng và nghệ thuật; phản ánh chân thực, sâu sắc, toàn diện hiện thực của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển
C. Đảng đề ra chủ trương và sự chỉ đạo phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
D. Tất cả các phương án trên
Câu 11: “Tết trồng cây” đầu tiên được toàn dân ta thực hiện vào năm nào?
A. Năm 1960
B. Năm 1961
C. Năm 1962
D. Năm 1959
Câu 12: Nội dung nào sau đây thể hiện quan điểm văn hóa là sự nghiệp của toàn dân?
A. Toàn dân tham gia sáng tạo văn hóa
B. Toàn dân, trước hết là nhân dân lao động, được hưởng thụ đầy đủ các thành tựu văn hóa; mọi tài sản văn hóa thuộc quyền sở hữu của toàn dân
C. Toàn dân làm nghĩa vụ văn hóa
D. Tất cả các phương án trên
Câu 13: Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với các nội dung cốt lõi nào:
A. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
B. Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội
C. Kế thừa những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa văn hóa của thế giới, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mĩ ngày càng cao
D. Tất cả các phương án trên
Câu 14: Điền từ thích hợp vào câu sau: “Trong xây dựng văn hóa phải lấy xây dựng, phát triển con người có nhân cách, đạo đức, có lối sống tốt đẹp làm trọng tâm; xây dựng môi trường văn hóa (gia đình, cộng đồng và xã hội) lành mạnh làm...”.
A. chủ yếu
B. hạt nhân
C. cơ bản
D. cốt lõi
Câu 15: Bản “Đề cương về văn hóa Việt Nam” do ai soạn thảo?
A. Nguyễn Phú Trọng
B. Hồ Chí Minh
C. Trường Chinh
D. Trần Phú
Câu 16: Năm 2023, đồng chí Nguyễn Phú Trọng tới dự Lễ kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam?
A. 80 năm
B. 70 năm
C. 75 năm
D. 65 năm
Câu 17: Phát biểu tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX, ngày 07/12/2015, đồng chí Nguyễn Phú Trọng yêu cầu những gì?
A. Xây dựng kế hoạch thi đua thường xuyên
B. Chú trọng thành tích, kết quả thi đua
C. Cùng với phong trào thi đua thường xuyên, cần phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề
D. Phát động các phong trào theo tình hình, nhiệm vụ
Câu 18: Chiến lược phát triển văn hoá Việt Nam đến năm 2030 đề ra yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp văn hoá có trọng tâm, trọng điểm để phát huy sức mạnh mềm của văn hoá Việt Nam. Các ngành trọng tâm, trọng điểm đó là những ngành nào?
A. Điện ảnh, thời trang, du lịch
B. Quảng cáo, nghệ thuật biểu diễn, du lịch
C. Điện ảnh, thời trang, quảng cáo, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa
D. Điện ảnh, quảng cáo, nghệ thuật biểu diễn
Câu 19: Theo đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Báo Đại biểu nhân dân có vai trò gì?
A. Thông tin về hoạt động của Bộ Ngoại giao
B. Cầu nối giữa đại biểu dân cử với cử tri và giữa cử tri với đại biểu và cơ quan dân cử
C. Tổ chức nghiên cứu văn học, nghệ thuật
D. Tổng kết công tác phát triển kinh tế địa phương
Câu 20: Điền từ đúng vào chỗ trống: “Con người là chủ thể, giữ vị trí ... trong chiến lược phát triển”.
A. hàng đầu
B. trung tâm
C. quan trọng nhất
D. quan trọng
Lưu ý: Đáp án Tuần 5 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Đáp án thi trực tuyến sách quốc gia tuần 5) mang tính chất tham khảo.
Lưu ý: Đây không phải là website chính thức của cuộc thi, bạn đọc vui lòng truy cập vào trang web chính thức của cuộc thi tại đường link: https://thitructuyen.sachquocgia.vn để đăng ký và tham gia cuộc thi. |
Đáp án Tuần 5 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng? Đáp án thi trực tuyến sách quốc gia tuần 5? (Hình từ Internet)
Thời gian, nội dung cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra sao?
Theo Thông báo từ BTC Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" nêu rõ:
Thời gian tổ chức Cuộc thi bắt đầu từ ngày 14/10/2024 đến hết ngày 17/11/2024, gồm 05 tuần thi:
Tuần thứ nhất: từ ngày 14 - 20/10/2024;
Tuần thứ hai: từ ngày 21 - 27/10/2024;
Tuần thứ ba: từ ngày 28/10 - 03/11/2024;
Tuần thú tư: từ ngày 04 - 10/11/2024;
Tuần thứ năm: từ ngày 11-17/11/2024.
Nội dung các câu hỏi tập trung vào nội dung cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, gồm 3 phần: Phần thứ nhất: Văn hóa là hồn cốt của dân tộc; Phần thứ hai: Phát triển toàn diện, đồng bộ để văn hóa thật sự là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước bền vững; Phần thứ ba: Từ luận điểm văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thực tiễn cuộc sống.
Chú ý:
Ban Tổ chức sẽ tổng hợp kết quả của từng tuần thi và tổ chức trao giải thưởng tại Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi, dự kiến tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào cuối tháng 11/2024.
Cơ cấu giải thưởng mỗi tuần thi bao gồm: 01 giải Nhất; 03 giải Nhì; 05 giải Ba; 10 giải Khuyến khích; và 05 giải chuyên đề cho toàn cuộc thi. Thể lệ Cuộc thi, thông tin liên quan đến Cuộc thi sẽ được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ VHTTDL tại địa chỉ https://bvhttdl.gov.vn và các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử có link liên kết Cuộc thi (https://thitructuyen.sachquocgia.vn).
Trách nhiệm của cấp ủy về xét tặng Huy hiệu Đảng ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 18.5 Mục 18 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021, theo đó, trách nhiệm của cấp ủy về xét tặng Huy hiệu Đảng như sau:
- Cấp ủy cơ sở:
+ Làm thủ tục đề nghị cấp ủy cấp trên xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng cho đảng viên bị mất và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên hy sinh, từ trần có đủ tiêu chuẩn.
+ Tổ chức trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên.
+ Thu hồi Huy hiệu Đảng của đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng, xoá tên gửi lên cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng.
- Cấp ủy cấp trên trực tiếp của cấp ủy cơ sở:
+ Xét và lập danh sách đảng viên đề nghị ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng bị mất và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên có đủ tiêu chuẩn.
+ Quản lý sổ tặng Huy hiệu Đảng của đảng bộ.
- Tỉnh ủy và tương đương:
+ Xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp ủy cấp dưới thực hiện quy định của Trung ương về tặng Huy hiệu Đảng.
+ Quản lý Huy hiệu Đảng do cấp dưới đã thu hồi.
+ Hằng năm sơ kết công tác xét tặng Huy hiệu Đảng để rút kinh nghiệm và báo cáo Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.