Đáp án cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn năm 2024 dành cho đối tượng 1, 2 đầy đủ, chi tiết?

Đáp án cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn năm 2024 dành cho đối tượng 1, 2 đầy đủ, chi tiết?

Đáp án cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn năm 2024 dành cho đối tượng 1, 2 đầy đủ, chi tiết?

Cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn năm 2024 (Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về Chuyển đổi số” năm 2024) tỉnh Bắc Kạn được tổ chức bằng hình thức trực tuyến tại địa chỉ https://thicds.backan.gov.vn.

Hệ thống bắt đầu mở từ 00h00’ ngày 26/8/2024 để các nhóm đối tượng tham gia thi và sẽ chính thức đóng hệ thống để kết thúc Cuộc thi vào hồi 24h00’ ngày 26/9/2024. Cuộc thi sẽ được tổng kết và trao giải tại Hội nghị Chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn năm 2024 (dự kiến tổ chức vào ngày 08/10/2024).

Nội dung Cuộc thi là tìm hiểu về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản của Bộ ngành Trung ương và của tỉnh về chuyển đổi số; những kết quả chuyển đổi số của tỉnh đã đạt được; cách thức khai thác, sử dụng các ứng dụng số phù hợp người dân, doanh nghiệp hiện nay và một số kiến thức cơ bản về đảm bảo an toàn thông tin mạng.

Đối tượng dự thi là Công dân Việt Nam có độ tuổi từ 12 tuổi trở lên, có chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước, hiện đang sinh sống, làm việc, học tập trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được chia thành 02 nhóm đối tượng tham gia gồm:

Đối tượng nhóm 1: Là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức hội, đoàn thể và lực lượng vũ trang của tỉnh.

Đối tượng nhóm 2: Là Nhân dân trên địa bàn tỉnh (bao gồm học sinh, sinh viên, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp và người dân không thuộc đối tượng nhóm 1).

Dưới đây là đáp án cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn năm 2024 dành cho đối tượng 1, 2đầy đủ, chi tiết nhất:

Đáp án cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn năm 2024 dành cho đối tượng 1, 2

ĐÁP ÁN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG 1

Câu 1: Lợi ích của việc sử dụng công nghệ đám mây trong chuyển đổi số là gì?

A. Tăng chi phí lưu trữ.

B. Cần phải đầu tư nhiều phần cứng hơn.

C. Khó khăn trong việc truy cập dữ liệu.

D. Lưu trữ dữ liệu linh hoạt và tiết kiệm chi phí.

Câu 2: Theo Chỉ thị số 02/CT-CP ngày 26/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, Một trong những “điểm nghẽn” quan trọng cần tập trung tháo gỡ là gì?

A. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngại thay đổi thói quen làm việc trên giấy tờ, trao đổi trực tiếp trong giải quyết công việc.

B. Việt Nam thiếu cơ quan điều phối hoạt động chuyển đổi số.

C. Việt Nam thiếu công ty công nghệ thông tin.

D. Vấn đề về chia sẻ dữ liệu

Câu 3: Thế nào là Công dân số?

A. Công dân số là người chỉ sử dụng mạng xã hội.

B. Công dân số là người không sử dụng công nghệ.

C. Công dân số là người sử dụng tiền ảo.

D. Công dân số là những người có thể sử dụng được công nghệ thông tin, truyền thông thông minh vào hầu hết tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, từ cấp địa phương cho đến cấp quốc gia, và toàn cầu.

Câu 4: Theo Cẩm nang Chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông biên soạn, Kinh tế số đem lại lợi ích gì cho người dân?

A. Cho phép mỗi người dân có thể tiếp cận toàn bộ thị trường một cách nhanh chóng theo cách chưa từng có.

B. Thấu hiểu người dân hơn, vì vậy, cung cấp dịch vụ số tốt hơn, chăm sóc người dân tốt hơn.

C. Xóa nhòa khoảng cách địa lý, mang đến cơ hội bình đẳng cho người dân về tiếp cận dịch vụ, mang lại những tiến bộ lớn về chất lượng cuộc sống.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 5: Công dân có tự đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua ứng dụng VNeID được không?

A. Phải Công an mới đăng ký được tài khoản định danh điện tử cho công dân.

B. Công dân có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 và mức độ 2 thông qua ứng dụng VNeID.

C. Chỉ tự đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 thông qua ứng dụng VNeID, công dân phải đến Công an nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2.

D. Công dân không thể đăng ký tài khoản ứng dụng VNeID.

Câu 6: Để đăng ký từ chối cuộc gọi rác và tin nhắn rác người dùng phải làm gì?

A. Gọi về tổng đài 5656.

B. Cả 2 đáp án A và B đều sai.

C. Cả 2 đáp án A và B đều đúng.

D. Soạn tin nhắn theo cú pháp: DK DNC gửi 5656.

Câu 7: Việc triển khai hệ thống camera giám sát thông minh có tác dụng gì?

A. Làm giảm sự minh bạch trong quản lý.

B. Cải thiện việc giám sát và đảm bảo an ninh công cộng.

C. Gây xáo trộn trong cuộc sống hàng ngày của người dân.

D. Tăng chi phí quản lý cho cơ quan hành chính.

Câu 8: Cá nhân, tổ chức có thể nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết TTHC qua cách thức nào?

A. Cả ba đáp án trên.

B. Trực tuyến qua Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.

C. Trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả (bộ phận Một cửa)

D. Qua dịch vụ Bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân, hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Câu 9: Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ dữ liệu cá nhân của người khác trên môi trường mạng?

A. Cảnh báo cho người đó nếu bạn thấy họ cung cấp thông tin cá nhân của mình trên các website, ứng dụng không đáng tin cậy.

B. Khuyến khích người đó sử dụng mật khẩu mạnh và không chia sẻ mật khẩu với người khác.

C. Không chia sẻ thông tin cá nhân của người khác mà không có sự đồng ý của họ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Tại Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, một trong những “Tầm nhìn” được đề cập là?

A. Phát huy sự sáng tạo của người dân trong xã hội số, đồng thời, bảo vệ người dân trước các mối nguy cơ, đe dọa trong xã hội số.

B. Phát triển toàn diện và có trọng điểm. Phát triển toàn diện các yếu tố nền móng cho kinh tế số và xã hội số và xác định một số ngành, lĩnh vực trọng tâm cần tập trung triển khai.

C. Phát triển kinh tế số giúp người dân giàu có hơn, góp phần đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045.

D. Điểm đột phá là ban hành chính sách, quy định thúc đẩy các hoạt động trực tuyến diễn ra nhiều hơn, rẻ hơn, nhanh hơn, dễ dàng hơn và an toàn hơn.

Câu 11: Một trong những thách thức lớn nhất liên quan đến nguồn nhân lực trong chuyển đổi số là gì?

A. Thiếu phần mềm phù hợp.

B. Thiếu thiết bị công nghệ.

C. Thiếu nhân lực có kỹ năng công nghệ số và khả năng quản lý thay đổi.

D. Chi phí cao cho công nghệ.

Câu 12: Tham gia vào chuyển đổi số gồm những đối tượng nào?

A. Các sở, ngành.

B. Tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân cùng tham gia vào Chuyển đổi số.

C. Hội đoàn thể.

D. Doanh nghiệp.

Câu 13: VNeID là gì, do cơ quan nào phát triển?

A. VNeID là ứng dụng trên thiết bị di động cung cấp các tiện ích phát triển công dân số, chính phủ số, xã hội số được phát triển bởi Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an Việt Nam.

B. Là 1 phần mềm tin học, do 1 doanh nghiệp phát triển.

C. Là một ứng dụng trên thiết bị di động do Bộ Tư pháp phát triển.

D. Là 1 phần mềm tin học, do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát triển.

Câu 14: Một trong những thách thức lớn nhất khi triển khai dịch vụ công trực tuyến là gì?

A. Đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin cá nhân khi giao dịch trực tuyến.

B. Thiếu nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

C. Sự phức tạp trong quy trình đăng ký.

D. Khả năng truy cập Internet của người dân

Câu 15: Hoạt động nào sau đây được coi là “Kinh tế số”?

A. Tài chính điện tử, Ngân hàng điện tử, Thương mại điện tử.

B. Sản xuất phần mềm, Dịch vụ viễn thông, internet.

C. Cả 3 đáp án trên.

D. Nông nghiệp thông minh, Du lịch thông minh

Câu 16: Theo Nghị quyết số 04/2023/NQ-HĐND ngày 01/8/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định mức thu, miễn, giảm; thu, nộp, quản lý và sử dụng các loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn, mức miễn giảm phí/lệ phí khi thực hiện nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến là bao nhiêu?

A. Được miễn 50% các loại phí, lệ phí so với hình thức nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa.

B. Không được miễn phí.

C. Được miễn hoàn toàn các loại phí, lệ phí so với hình thức nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa.

D. Được miễn 40% các loại phí, lệ phí so với hình thức nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa.

Câu 17: Ví dụ nào sau đây là một ứng dụng của chính quyền số?

A. Hệ thống thư tín truyền thống.

B. Hội nghị truyền thống.

C. Cổng thông tin điện tử của chính phủ cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

D. Công văn giấy.

Câu 18: Các cơ quan Đảng, Nhà nước áp dụng chữ ký số thì sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số do tổ chức nào cung cấp?

A. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp.

B. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp.

C. VNPT.

Câu 19: Thương mại điện tử thay đổi xã hội số như thế nào?

A. Làm giảm sự tiện lợi trong mua sắm.

B. Tạo ra cơ hội mua sắm trực tuyến và mở rộng thị trường.

C. Giảm bớt sự kết nối giữa người mua và người bán.

D. Tăng cường sử dụng tiền mặt.

Câu 20: Ngày chuyển đổi số quốc gia, Ngày Chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn là ngày nào?

A. 10/10.

B. 26/3.

C. 19/8.

D. 22/12.

Câu 21: Mục tiêu phát triển xã hội số tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025 sẽ phổ cập dịch vụ mạng nào sau đây?

A. Mạng 3G.

B. Mạng di động 4G.

C. Dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang.

D. Mạng Internet không dây (WIFI)

Câu 22: Tại sao không nên sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản?

A. Để tránh nhớ nhiều mật khẩu.

B. Để tạo điều kiện cho việc quản lý mật khẩu.

C. Để ngăn chặn việc một tài khoản bị lộ mật khẩu dẫn đến nguy cơ lộ mật khẩu đối với các tài khoản khác.

D. Mật khẩu không quan trọng bằng tên đăng nhập.

Câu 27: Chính quyền số có thể tạo ra thay đổi gì cho quy trình quản lý?

A. Giảm khả năng tiếp cận của người dân.

B. Không có tác động đáng kể.

C. Tăng cường sự phức tạp và không minh bạch.

D. Tăng cường minh bạch và đơn giản hóa quy trình.

Câu 28: Tin nhắn rác là gì?

A. Tin nhắn vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định.

B. Cả A và B đều đúng.

C. Cả A và B đều sai.

D. Tin nhắn quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo.

Câu 29: Tương tác điện tử giữa chính phủ và người dân bằng hình thức nào?

A. Giao tiếp qua cổng thông tin điện tử chính phủ.

B. Giao tiếp trực tiếp tại cơ quan nhà nước.

C. Giao tiếp qua mạng xã hội.

D. Giao tiếp qua thư điện tử.

tải về ĐÁP ÁN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG 2

Đáp án trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Đáp án cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn năm 2024 dành cho đối tượng 1 đầy đủ, chi tiết?

Đáp án cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn năm 2024 dành cho đối tượng 1 đầy đủ, chi tiết? (Hình từ Internet)

Bài học kinh nghiệm tại kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số là gì?

Căn cứ theo Mục III Phần A Thông báo 203/TB-VPCP năm 2024 nêu rõ bài học kinh nghiệm tại kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số như sau:

- Sự vào cuộc với quyết liệt, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò của người đứng đầu. Nắm chắc tình hình thực tế, có phản ứng linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; chỉ đạo điều hành đồng bộ, linh hoạt, tổ chức triển khai quyết liệt, xác định rõ ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm.

- Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là động lực của chuyển đổi số quốc gia để người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng những thành quả từ chuyển đổi số mang lại; cần minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp.

- Xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý về chuyển đổi số quốc gia phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nhất là về kinh tế số, xã hội số. Triển khai ban hành các văn bản thì có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra.

- Luôn giữ vững kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát; kiên quyết phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm; đẩy mạnh truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân.

- Đẩy mạnh cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới về quan điểm phát triển kinh tế số thế nào?

Căn cứ theo Mục I Phần B Thông báo 203/TB-VPCP năm 2024 nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới về quan điểm phát triển kinh tế số như sau:

- Quán triệt, bám sát và cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thúc đẩy chuyển số quốc gia nói chung, phát triển kinh tế số nói riêng phải thực chất, hiệu quả. Huy động sự vào cuộc, tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

- Phát triển kinh tế số là đòi hỏi khách quan, yêu cầu bắt buộc trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là xu thế phát triển hiện nay. Phát triển kinh tế số phải gắn với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ; góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

- Phát triển kinh tế số là một quá trình liên tục, bền bỉ, không ngừng nghỉ, không có điểm dừng; chúng ta phải đổi mới tư duy, có tầm nhìn chiến lược, tinh thần quyết tâm phải cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm; huy động hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnh hợp tác công tư để bắt cùng, tiến kịp và vượt lên trong khu vực, thế giới.

- Phát triển kinh tế số phải ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ hiện đại, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, lập nghiệp nhằm nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân.

- Phát triển kinh tế số một cách tổng thể, toàn diện, bao trùm, ưu tiên chất lượng hơn số lượng; kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa xây dựng, hoàn thiện thể chế số với hạ tầng số, dữ liệu số, nền tảng số, ứng dụng số, dịch vụ số, kỹ năng số và bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng cho chuyển đổi số.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
10,720 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào