Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình đợt 2 cho học sinh tiểu học?
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình đợt 2 cho học sinh tiểu học?
Căn cứ theo nội dung thể lệ cuộc thi Tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn ban hành kèm theo Quyết định 213/QĐ-SGDĐT, đợt 02 cuộc thi Tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn bắt đầu từ 15h00 ngày 11/5/2024 và kết thúc vào 8h00 ngày 26/5/2024.
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình đợt 2 tham khảo:
Câu 1: Sau khi đỗ đạt, Lê Quý Đôn làm quan trong triều đình Lê - Trịnh Câu 2: Năm 2024 là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày sinh của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn? 298 năm. Câu 3: “Thông minh nhất đời, đọc rộng các sách, trước thuật văn chương đủ dạy đời và lưu truyền về sau. Nước ta trong vài trăm năm nay mới có một người như Thầy” là nhận định của Bùi Huy Bích về nhân vật nào dưới đây? Lê Quý Đôn Câu 4: Quế Đường thi tập là tập thơ chữ Hán của tác giả nào? Lê Quý Đôn. Câu 5: Thân phụ của Nhà bác học Lê Quý Đôn là Tiến sĩ Lê Trọng Thứ. Câu 6: Trong một cuộc thi do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, điểm cầu tỉnh Thái Bình được đặt tại Khu lưu niệm Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn vinh dự có em Đặng Lê Nguyên Vũ - Học sinh Trường Trung học phổ thông Bắc Duyên Hà tham gia và đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế. Cuộc thi này có tên là gì? Đường lên đỉnh Olympia. Câu 7: Phương châm học tập của Lê Quý Đôn là học thầy, không tầy học bạn. Câu 8: Lê Quý Đôn được coi là người đỗ Tam nguyên vì ông đỗ đầu thi Hương, thi Hội, thi Đình Câu 9: Huyện/thành phố nào sau đây của tỉnh Thái Bình có các trường học được đặt theo tên thuở nhỏ của Nhà bác học Lê Quý Đôn? Hưng Hà Câu 10: Do học vấn uyên bác, có đầu óc thực tế cùng những kiến giải xác đáng về tình hình đương thời nên Lê Quý Đôn được chúa nào trọng dụng, hỏi han về nhiều chuyện đại sự? Chúa Trịnh Doanh Câu 11: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương. Câu 12: Khu lưu niệm Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn hiện nay ở xã nào của huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình? Độc Lập Câu 13: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn có tên hiệu là Quế Đường Câu 14: Năm 2026 sẽ là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày sinh của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn? 300 năm Câu 15: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài. |
Tham khảo Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình đợt 1 cho học sinh tiểu học như sau:
Câu 1: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn sinh năm 1726 Câu 2: Lê Quý Đôn thi Hội và đậu Hội nguyên Câu 3: Khu lưu niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn hiện nay ở xã nào của huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình? Độc Lập. Câu 4: Ai được mệnh danh là “Nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến”? Lê Quý Đôn. Câu 5: Điền từ thích hợp vào dấu “…” trong câu sau: “Thiên hạ vô tri vấn…” Bảng Đôn Câu 6: Trong kì thi Đình, Lê Quý Đôn đỗ Bảng nhãn Câu 7: Thuở nhỏ, Lê Quý Đôn là người ham học, thông minh, có trí nhớ tốt, được người đương thời coi là thần đồng. Câu 8: Trong bài thơ Rắn đầu biếng học của Lê Quý Đôn có nhắc đến tên của loài rắn nào sau đây? Rắn hổ mang. Câu 9: Năm 1743, Lê Quý Đôn thi Hương và đậu Giải nguyên Câu 10: Theo tương truyền, một trong năm nguy cơ mất nước do Lê Quý Đôn chỉ ra là trẻ không trọng già Câu 11: Bài thơ Rắn đầu biếng học được Lê Quý Đôn sáng tác vào giai đoạn nào trong cuộc đời ông? Khi còn nhỏ. Câu 12: Sau khi đỗ đạt, Lê Quý Đôn làm quan trong triều đình Lê – Trịnh. Câu 13: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn mất năm 1784 Câu 14: Thông tin nào dưới đây là đúng về tiểu sử của Lê Quý Đôn? Ông sinh ra trong một gia đình khoa bảng ở làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ (nay là thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Câu 15: Tác phẩm nào dưới đây là của Lê Quý Đôn? Đại Việt thông sử. |
Trên đây là toàn bộ Đáp án Tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn cho học sinh tiểu học tỉnh Thái Bình năm 2024, đáp án chỉ mang tính chất tham khảo.
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình đợt 2 cho học sinh tiểu học? (Hình từ Internet)
Cơ cấu giải thưởng và tiêu chí xét giải cuộc thi Tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn ra sao?
Theo thể lệ cuộc thi Tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn ban hành kèm theo Quyết định 213/QĐ-SGDĐT, phần giải thưởng cuộc thi Tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn được xác định như sau:
(1) Giải cá nhân:
Mỗi đợt thi có 16 giải thưởng cá nhân, bao gồm:
- 01 giải Nhất: trị giá 1.000.000 đồng
- 02 giải Nhì, mỗi giải trị giá 800.000 đồng
- 03 giải Ba, mỗi giải trị giá 500.000 đồng
- 10 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 300.000 đồng.
(2) Giải tập thể (dành cho cả Cuộc thi):
Ban Tổ chức trao Giấy khen cho các đơn vị làm tốt công tác chỉ đạo, tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh tích cực tham gia Cuộc thi. (Căn cứ kết quả cụ thể của các đơn vị, Ban Tổ chức Cuộc thi có thể điều chỉnh về cơ cấu, số lượng giải thưởng cho phù hợp).
Tiêu chí xét giải như sau:
* Đối với tập thể: Đơn vị có nhiều người dự thi và có nhiều người đạt kết quả cao.
* Đối với cá nhân:
- Tiêu chí 1: Trả lời đúng tất cả các câu hỏi trắc nghiệm.
- Tiêu chí 2: Điểm trung bình cộng của 2 nội dung: + Thời gian hoàn thành dự thi (dưới 3 phút: 10 điểm, từ 3 đến dưới 5 phút: 7 điểm, từ 5 đến 7 phút: 3 điểm, trên 7 phút: 1 điểm) + Dự đoán số lượt người tham gia dự thi (sai số dưới 50 lượt người: 10 điểm, từ 50-99 lượt người: 7 điểm, từ 100 -200 lượt người: 3 điểm, trên 200 lượt người: 1 điểm).
- Trường hợp bằng điểm nhau thì người nào đoán gần chính xác nhất số lượt người tham gia dự thi là người xếp cao hơn.
Học sinh tiểu học có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, học sinh tiểu học có 05 nhiệm vụ như sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.