Đáp án cuộc thi sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025 thế nào? Đáp án tìm hiểu 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước qua tem bưu chính?

Đáp án cuộc thi sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025 thế nào? Đáp án tìm hiểu 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước qua tem bưu chính?

Đáp án cuộc thi sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025 thế nào? Đáp án tìm hiểu 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước qua tem bưu chính?

Có thể tham khảo đáp án cuộc thi sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025 hoặc đáp án tìm hiểu 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước qua tem bưu chính như sau:

Câu 01: Em hãy sắp xếp các mẫu tem sau đây theo trình tự sự kiện lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước:

Đáp án: (a) => (e) => (d) => (c) => (b)

Câu 02: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhiều cung đường, địa danh gắn liền với chiến công vẻ vang của quân đội và nhân dân ta. Em hãy nói về các chiến công được thể hiện trên các mẫu tem sau:

Đáp án:

(a) Đường Trường Sơn hay “đường mòn” Hồ Chí Minh là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược chạy từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam, đi qua miền Trung, hạ Lào và Campuchia. Hệ thông giao thông này đóng vai trò cung cấp binh lực, lương thực và vũ khí khí tài để chi viện cho quân giải phóng miền Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam trong suốt 16 năm (1959 - 1975) của thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Binh đoàn Trường Sơn (Đoàn 559) của Quân đội nhân dân Việt Nam là đơn vị triển khai các lực lượng công binh, hậu cần, y tế, bộ binh và phòng không để đảm bảo hoạt động của hệ thống đường này. Đây là con đường còn được những người lính trong cuộc chiến gọi là “Tuyến lửa”. Theo văn bản lịch sử chính thức của cơ quan An ninh quốc gia Hoa Kỳ ghi lại thì Đường Trường Sơn được quân đội Mỹ coi là “một trong những thành tựu vĩ đại của nền kỹ thuật quân sự ở thế kỷ 20

(b) Thành cổ Quảng Trị - Cuộc tiến công giải phóng Quảng Trị và sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị năm 1972 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta, góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, mở đường cho đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

(c) Chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa đã góp phần tạo bước ngoặt có ý nghĩa quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chiến thắng to lớn này đã làm nức lòng đồng bào cả nước và bầu bạn khắp năm châu; minh chứng cho sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, tài thao lược trong nghệ thuật quân sự của Đảng ta; mãi là bản anh hùng ca của dân tộc, Quân đội, là niềm tự hào của quân và dân Quảng Trị và là động lực tinh thần to lớn của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Hướng Hóa trong hành trình xây dựng và phát triển quê hương.

(d) Phong trào Đồng khởi 1960 ở Bến Tre đã mở ra cục diện mới triển vọng cho cách mạng miền Nam, góp phần tạo ra một bước ngoặt chiến lược, đưa cách mạng miền Nam từ thoái trào, từ thế giữ gìn lực lượng chuyển hẳn sang thế tiến công chiến lược, làm rung chuyển và báo hiệu sự sụp đổ của chế độ Mỹ - ngụy.

(e) Chiến thắng mùa Xuân năm 1975 đã đập tan hơn 1 triệu quân Ngụy, lật đổ hoàn toàn chế độ Ngụy quyền tay sai của Mỹ ở miền Nam, cố vấn Mỹ phải rời khỏi miền Nam, Tổng thống Ngụy quyền Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Chiến thắng đó đã giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và tay sai.

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đánh dấu kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ, đồng thời kết thức 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của đế quốc Pháp - Mỹ và chế độ phong kiến, rửa sạch nỗi nhục và nỗi đau mất nước hơn 1 thế kỷ của dân tộc Việt Nam.

Câu 03: Trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước có nhiều gương chiến đấu, hy sinh của quân và dân ta được Nhà nước phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Em hãy cho biết vài nét về người anh hùng được thể hiện qua con tem dưới đây.

Đáp án:

(a) Nguyễn Văn Trỗi (1940–1964), một chiến sĩ biệt động nội thành, sinh ngày 1 tháng 2 năm 1940 tại làng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Sau khi hiệp định Genève được ký kết, khi còn rất nhỏ, ông theo gia đình vào Sài Gòn sinh sống và làm nghề thợ điện tại nhà máy đèn Chợ Quán. Tại đây, ông được giác ngộ lý tưởng cách mạng và gia nhập tổ chức biệt động vũ trang thuộc Đại đội Quyết Tử 65, đóng ở cánh Tây Nam Sài Gòn.

Vào đầu năm 1964, trong dịp Tết Nguyên Đán, ông đến căn cứ Rừng Thơm (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) để học về chính trị và kỹ thuật đánh biệt động tại nội thành.

Tháng 5 cùng năm, khi phái đoàn chính trị và quân sự Mỹ do Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu đến Sài Gòn để nghiên cứu tình hình miền Nam, ông với lòng căm thù sâu sắc đối với đế quốc Mỹ, đã xin chỉ huy biệt động thực hiện nhiệm vụ ám sát phái đoàn này. Trong khi thực hiện công tác gài mìn tại cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), ông bị địch bắt vào lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964.

Trong nhà tù, mặc dù bị tra tấn dã man và đối diện với nhiều cám dỗ, ông vẫn kiên quyết không khai báo. Chính quyền Nguyễn Khánh đã đưa ông ra tòa quân sự, tuyên án tử hình, nhằm tạo áp lực tinh thần lên phong trào chống Mỹ. Vào lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964, ông bị xử bắn tại vườn rau của nhà lao Chí Hòa, Sài Gòn, khi mới 24 tuổi.

Sau khi ông hy sinh, Đảng Lao động Việt Nam tại miền Nam đã truy tặng ông danh hiệu Đảng viên và trao tặng Huân chương Thành Đồng hạng Nhất.

(b) Nguyễn Viết Xuân (1934 - 18/11/1964), xuất thân trong một gia đình nghèo ở xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. ừa tròn 18 tuổi, từ vùng tạm chiếm anh vượt ra vùng giải phóng xin đi bộ đội.năm 1952, anh trở thành người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam và được bổ sung về 1 trung đòan pháo cao xạ.

Trong chiến dịch điện biên phủ, đơn vị Nguyễn Viết Xuân đã bắn rơi hàng chục máy bay giặc Pháp. Trong một trận đánh hàng đàn máy bay bổ nhào xuống trận địa.bom rơi như sung, Nguyễn Khắc Vỹ người chỉ huy đơn vị anh vẫn hiên ngang đứng trên hầm pháo chỉ huy các khẩu pháo đánh trả giặc bằng tiếng hô dõng dạc: "nhằm thẳng vào máy bay bổ nhào, bắn!". Nhưng rồi Nguyễn Khắc Vỹ đã hy sinh oanh liệt, để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng Nguyễn Viết Xuân. Noi gương người đảng viên ưu tú, anh luôn phấn đấu và được kết nạp vào Đảng lao động Việt Nam. Anh trở thành chính trị viên phó đại đội rồi chính trị viên đại đội.

Năm 1964, thiếu úy Nguyễn Viết Xuân đưa đơn vị pháo cao xạ của mình lên đón ở miền tây Quảng Bình, bảo vệ vùng trời miền Bắc phía tây Quảng Bình. Các chiến sĩ đã dũng cảm hiên ngang bên khẩu pháo bắn trả máy bay địch bên tiếng hô vang của chính trị viên "nhằm thẳng quân thù, bắn!" hai máy bay phản lực F 100 bị tan xác.

Lần thứ tư, nghe tiếng máy bay địch anh vội chạy về sở chỉ huy để truyền lệnh chiến đấu cho đơn vị. Không may, Nguyễn Viết Xuân bị một viên đạn vào đùi. Anh ngã nhào trong hầm, một chân bị dập nát, anh nghiến răng không kêu một tiếng và ra hiệu im lặng không cho loan báo tin tức đến đồng đội. Y tá đến băng, anh gạt ra và yêu cầu cắt chân cho mình để khỏi vướng. anh nói: “cứ cắt đi… và dấu cái chân vào chỗ kín hộ tôi”. Cắt xong chân, Nguyễn Viết Xuân bảo đưa khăn cho mình ngậm vào miệng. Xúc động, người y tá vụt đứng dậy thét vang "tất cả các đồng chí bắn mạnh lên trả thù cho chính trị viên”. Các khẩu pháo nhất lọai rung lên tạo thành lưới lửa quất vỗ mặt quân thù khi chúng vừa lao xuống. một chiếc F100 nữa đâm đầu xuống núi. Cả bọn cút thẳng về hướng đông. Khi bầu trời trở lại xanh trong, tất cả chiến sĩ ùa lại bên người chính trị viên, khiêng anh vào bệnh viện, nhưng không kịp, Nguyễn Viết Xuân đã hy sinh.

“Nhằm thẳng quân thù ... bắn!” khẩu lệnh của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân đã trở thành bất diệt. Khẩu lệnh tấn công ấy đã từng làm bạt vía kinh hồn lũ giặc lái Mỹ xâm phạm bầu trời miền Bắc của Tổ quốc thân yêu.

Câu 04: Năm 2025 cả nước tưng bừng kỷ niệm sự kiện lịch sử 50 năm giải phóng miền nam thống nhất đất nước. Trong cuộc đấu tranh đó đã có rất nhiều tấm gương bộ đội, chiến sỹ đã trực tiếp tham gia phục vụ chiến đấu. Em hãy kể một câu chuyện về tầm gương tiêu biểu mà em biết (bài viết không quá 1000 từ) hoặc vẽ 1 mẫu tem (khuôn khổ A4) nói về sự kiện lịch sử trên.

Trên đây là đáp án cuộc thi sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025 hoặc đáp án tìm hiểu 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước qua tem bưu chính.

Lưu ý: Đáp án cuộc thi sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025 hoặc đáp án tìm hiểu 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước qua tem bưu chính nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Đáp án cuộc thi sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025 thế nào? Đáp án tìm hiểu 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước qua tem bưu chính? (Hình từ internet)

Đáp án cuộc thi sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025 thế nào? Đáp án tìm hiểu 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước qua tem bưu chính? (Hình từ internet)

Nội dung, hình thức thể hiện và một số quy định của cuộc thi sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025?

Ngày 27/11/2024, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Hội Tem Việt Nam đã có Kế hoạch 5416/KH-HĐĐTW/BĐVN/HTVN năm 2024 Tải về tổ chức cuộc thi sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025 với chủ đề "50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước qua con tem bưu chính". Theo đó, nội dung, hình thức thể hiện và một số quy định của cuộc thi sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu Chính năm 2025 như sau:

Nội dung:

Thiếu nhi tham gia cuộc thi bằng cách trả lời các câu hỏi thông qua hình ảnh con Tem và bài vẽ hoặc bài viết tự luận theo hướng mở gắn với chủ đề cuộc thi.

Hình thức thể hiện và một số quy định:

- Bài dự thi được viết tay hoặc đánh máy vi tính, trình bày trên khổ giấy A4 sạch sẽ, không nhàu nát, tẩy xoá; trả lời đầy đủ các câu hỏi, ngôn từ vân phong dễ hiểu, trong sáng, mạch lạc, bố cục sắp xếp hợp lý theo đúng trình tự câu hỏi, không sử dụng bài photo copy và bài làm giống nhau. Bài tham dự cuộc thi phải là bài chưa được đăng tải trên các sách báo. tạp chí hoặc trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào.

- Khuyến khích các bài dự thi viết tay, sưu tầm nhiều tem, hình ảnh minh họa (các hình ảnh, tư liệu phải chính thống và có chú thích rõ ràng).

- Bài dự thi phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, trường, lớp và số điện thoại của bố mẹ hoặc người bảo hộ, các bài dự thi không đầy đủ thông tin cá nhân đều là những bài dự thi không hợp lệ.

- Bài dự thi gửi về Ban Tổ chức, ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi sưu tập và tìm hiểu Tem Bưu chính năm 2025 với chủ đề “50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước qua con tem bưu chính".

Các em tham gia cuộc thi phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về bản quyền và trách nhiệm nếu có tranh chấp về bản quyền của bài dự thi.

Ban Giám khảo có quyền quyết định cuối cùng đối với những bài dự thi đạt giải. Ban Tổ chức cuộc thi không chịu trách nhiệm với những bài dự thi bị thất lạc trong quá trình vận chuyển và không trả lại bài đã tham gia cuộc thi, có quyền sở hữu, sử dụng toàn bộ bản quyền của tác phẩm phục vụ cho công tác tuyên truyền sau cuộc thi.

Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?

Căn cứ tại Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định về nhiệm vụ của học sinh trung học như sau:

- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,481 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào