Đáp án cuộc thi công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 như thế nào?
- Đáp án cuộc thi công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 như thế nào?
- Nội dung, hình thức, thời gian thi trực tuyến Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 như thế nào?
- Cách thức dự thi trực tuyến Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 như thế nào?
Đáp án cuộc thi công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 như thế nào?
>> Xem thêm: Đáp án cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động năm 2024 tuần 2
>> Xem thêm: Tổng hợp mẫu đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ, cảm nhận về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1000 từ?
Dưới đây là đáp án cuộc thi trực tuyến Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 (gợi ý)
Câu 1: Đâu là chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm số 1 được nêu trong Chỉ thị 31 - CT/TW ngày 19/03/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng?
A. Số cơ sở phát sinh yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động tăng ít nhất 4%/năm.
B. Số cơ sở phát sinh yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động tăng ít nhất 4,5%/năm.
C. Số cơ sở phát sinh yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động tăng ít nhất 5%/năm.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 2: Đâu là chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm số 1 được nêu trong Chỉ thị 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng?
A. Phấn đấu giảm số người mắc bệnh nghề nghiệp, ít nhất 4%/năm.
B. Phấn đấu giảm TNLĐ, nhất là TNLĐ nghiêm trọng, tỉ lệ TNLĐ chết người giảm ít nhất 4%/năm.
C. đấu giảm TNLĐ, nhất là TNLĐ nghiêm trọng, tỉ lệ TNLĐ chết người giảm ít nhất 5%/năm.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 3: Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16/2/2022 của Chính phủ đề ra Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, trung bình hằng năm tăng thêm bao nhiêu phần trăm số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp?
A. Tăng thêm 3%
B. Tăng thêm 4%
C. Tăng thêm 5%
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 4: Đến năm 2025, trên 80% người bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật là một mục tiêu cụ thể của Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16/2/2022 của Chính phủ, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 5: Tiêu chuẩn khen thưởng Cờ thi thi đua chuyên đề “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm ATVSLĐ” hàng năm của Tổng Liên đoàn đối với CĐCS bao gồm:
A. Là đơn vị có thành tích xuất sắc, tiêu biểu nhất trong số các Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có thành tích cao trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” của ngành, địa phương
B. Không có tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng, sự cố kỹ thuật, cháy nổ nghiêm trọng.
C. Cả a và b
Câu 6: Tháng hành động về ATVSLĐ phát động vào tháng nào hàng năm?
A. Tháng 3
B. Tháng 4
C. Tháng 5
D. Tháng 6
Câu 7: Chỉ thị số 01/CT-TLĐ ngày 19/11/2012 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc thực hiện thống kê, báo cáo tai nạn lao động trong hệ thống công đoàn quy định các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn tổng hợp tình hình TNLĐ trong các đơn vị quản lý định kỳ báo cáo về Tổng Liên đoàn?
A. Hàng tháng
B. 3 tháng, cả năm
C. 6 tháng, cả năm
D. 9 tháng, cả năm
Câu 8: Cá nhân được xét tặng Bằng khen chuyên đề “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm ATVSLĐ” hàng năm là:
A. Có thành tích tiêu biểu nhất trong số những cá nhân có thành tích thực hiện tốt phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” của ngành, địa phương.
B. Hai năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ (tính cả năm đề nghị khen thưởng); hoặc hai năm liên tục đạt danh hiệu Đoàn viên Công đoàn xuất sắc đối với các đơn vị chuyên môn không xét các danh hiệu thi đua năm.
C. Có 01 sáng kiến về chuyên đề “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở.
D. Năm trước liền kề thời điểm đề nghị khen thưởng đã được tặng Bằng khen toàn diện hoặc Bằng khen chuyên đề “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương hoặc Giấy khen toàn diện hoặc Giấy khen chuyên đề “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” của Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
Đ. Cả 4 phương án trên
Câu 9: Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định người sử dụng lao động phải đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như thế nào để điều trị?
A. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
B. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bình thường để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
C. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Luật ATVSLĐ quy định, người sử dụng lao động có nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ.
B. Trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động, bảo đảm ATVSLĐ.
C. Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện BNN; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN cho người lao động.
D. Tất cả các nghĩa vụ trên.
Câu 11: Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất mấy lần cho người lao động làm nghề, công việc bình thường?
A. Một lần.
B. Hai lần.
C. Ba lần.
Câu 12: Theo quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức nào?
A. Mức 1: 10.000 đồng; Mức 2: 15.000 đồng; Mức 3: 20.000 đồng; Mức 4: 25.000 đồng
B. Mức 1: 13.000đ; Mức 2: 20.000 đồng; Mức 3: 26.000 đồng; Mức 4: 32.000 đồng
C. Mức 1: 15.000 đồng; Mức 2: 20.000 đồng; Mức 3: 25.000 đồng; Mức 4: 30.000 đồng.
D. Mức 1: 20.000 đồng; Mức 2: 25.000 đồng; Mức 3: 30.000 đồng; Mức 4: 35.000 đồng
Câu 13: Trường hợp nào sau đây người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động?
A. Người lao động bị TNLĐ do chính họ gây ra.
B. Người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc. hoặc từ nơi làm việc về đến nơi ở do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra TNLĐ.
C. Cả hai trường hợp trên.
Câu 14: Mức hưởng trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp một lần, hằng tháng cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động lần đầu được tính như sau:
A. Bằng tổng mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động và mức trợ cấp tính theo số năm, mức tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN
B. Bằng mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động.
C. Bằng mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN.
Câu 15: Những công việc nào dưới đây nằm trong Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ?
A. Trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại theo quy định.
B. Thử nghiệm, sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại thuốc nổ và phụ kiện nổ.
C. Cả a và b.
Câu 16: Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì đối với người lao động trong thời gian tham dự huấn luyện theo quy định của pháp luật?
A. Trả đầy đủ tiền lương.
B. Trả 50% tiền lương.
C. Trả lương theo thỏa thuận.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 17: Việc lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc thuộc trách nhiệm của ai?
A. An toàn, vệ sinh viên
B. Công đoàn cơ sở
C. Người sử dụng lao động
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 18: Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định yếu tố có hại là gì?
A. Là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
B. Là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
C. Là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương cho con người trong quá trình lao động.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 19: Trường hợp nào sau đây người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động?
A. NLĐ bị TNLĐ do lỗi Người sử dụng lao động
B. NLĐ bị TNLĐ do lỗi cả người lao động và người sử dụng lao động
C. NLĐ bị TNLĐ do thiên tai, hỏa hoạn
D. Cả 3 trường hợp trên
Câu 20: Người lao động khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại nào dưới đây thì được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân?
A. Tiếp xúc với yếu tố vật lý không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh; Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại; Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu.
B. Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động tiềm ẩn mối nguy mất ATVSLĐ; làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra TNLĐ.
C. Làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên biển, trên sông nước, trong hầm sâu, trong không gian hạn chế, trong rừng; làm việc trong núi đá, hang đá.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 21. Mục tiêu của phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” là gì?
A. Cơ quan, đơn vị ngày càng xanh, sạch và đẹp.
B. Đảm bảo cho điều kiện và môi trường khu vực sản xuất được cải thiện hơn, bớt ô nhiễm.
C. Nâng cao văn hóa an toàn trong sản xuất, giúp cho người lao động càng thêm yêu mến, gắn bó với đơn vị cơ sở, phấn khởi nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả công tác.
D. Tất cả các mục tiêu trên.
Câu 22. Theo quy định, khi phát hiện vi phạm về ATVSLĐ tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ đã kiến nghị với người sử dụng lao động mà không được khắc phục, an toàn vệ sinh viên có nghĩa vụ báo cáo tổ chức nào?
A. Tổ chức công đoàn
B. Thanh tra lao động
C. Tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 23: Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16/2/2022 của Chính phủ đề ra Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 có bao nhiêu phần trăm số vụ TNLĐ chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật?
A. 90%
B. 95%
C. 100%
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 24. Khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, người sử dụng lao động phải lấy ý kiến của tổ chức nào?
A. Ban chấp hành công đoàn cơ sở
B. Đoàn Thanh niên
C. Thanh tra lao động
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 25. Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất bao lâu một lần?
A. 01 lần/năm.
B. 02 lần/năm.
C. 03 lần/năm.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 26. Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định mức phụ cấp trách nhiệm hàng tháng cho an toàn vệ sinh viên như thế nào?
A. Do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
B. Mức tối thiểu phải bằng 10% tiền lương cở sở.
C. Mức tối thiểu phải bằng 10% tiền lương tối thiểu vùng.
D. Mức tương đương với phụ cấp của tổ trưởng tổ sản xuất.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 27: Trong quá trình sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì?
a. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng và thay mới
b. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng theo quy chuẩn kỹ thuật.
c. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng và thay mới theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
d. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, lập và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 28: Quy định đối tượng phải tham gia huấn luyện sơ cứu, cấp cứu gồm những ai?
a. Người lao động, trừ trường hợp đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động; Người được phân công tham gia lực lượng sơ cứu, cấp cứu.
b. Người làm công tác ATVSLĐ.
c. Tất cả các đáp án trên.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 29: Những công việc dưới đây có nằm trong Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ hay không?
a. Công việc tiếp xúc bức xạ ion hóa, phóng xạ, hạt nhân; vận hành máy soi, chiếu, chụp có sử dụng bức xạ hạt nhân, điện từ trường.
b. Công việc tiếp xúc điện từ trường tần số cao ở dải tần số từ 3KHz trở lên.
c. Công việc tiếp xúc với thú dữ
d. Phương án a và b.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 30: Những trường hợp nào sau đây, người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị TNLĐ?
a. Tai nạn do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.
b. Tai nạn do người lao động sử dụng ma túy.
c. Tai nạn do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
d. Cả 3 trường hợp trên.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 31: Bộ phận y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh không thuộc các lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN, sử dụng dưới 500 lao động phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu gì?
a. Phải có ít nhất 01 bác sĩ
b. Phải có ít nhất 01 y sĩ
c. Phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 32: Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định yếu tố nguy hiểm là gì?
a. Là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
b. Là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
c. Tất cả các đáp án trên.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 33: Đâu là chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm số 1 được nêu trong Chỉ thị 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng?
a. Phấn đấu giảm số người mắc bệnh nghề nghiệp, ít nhất 4%/năm.
b. Phấn đấu giảm TNLĐ, nhất là TNLĐ nghiêm trọng, tỉ lệ TNLĐ chết người giảm ít nhất 4%/năm.
c. Phấn đấu giảm TNLĐ, nhất là TNLĐ nghiêm trọng, tỉ lệ TNLĐ chết người giảm ít nhất 5%/năm.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 34: Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16/2/2022 của Chính phủ đề ra Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, trung bình hằng năm giảm bao nhiêu phần trăm tần suất TNLĐ chết người?
a. 4%.
b. 5%.
c. 6%.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 35: Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16/2/2022 của Chính phủ đề ra Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, trung bình hằng năm tăng thêm bao nhiêu phần trăm số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp?
a. 3%
b. 4%
c. 5%
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 36: Việc lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc phải được thực hiện tối thiểu bao lâu một lần?
a. 01 lần/năm
b. 02 lần/năm
c. 03 năm một lần
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 37: Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16/2/2022 của Chính phủ đề ra Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 có bao nhiêu phần trăm số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về ATVSLĐ?
a. Trên 70%
b. Trên 75%
c. Trên 80%
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 38: Chỉ thị số 01/CT-TLĐ ngày 19/11/2012 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc thực hiện thống kê, báo cáo tai nạn lao động trong hệ thống công đoàn quy định: Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn khi nhận được được thông tin đối với các vụ tai nạn lao động nào?
a. Các vụ tai nạn lao động nhẹ.
b. Các vụ tai nạn lao động làm một người bị thương nặng.
c. Các vụ tai nạn lao động nhẹ, tai nạn lao động làm một người
bị thương nặng.
d. Tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động có từ hai
người bị thương nặng trở lên.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 39: Nghị định 44/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2016 quy định thời gian huấn luyện lần đầu cho an toàn, vệ sinh viên (ngoài nội dung đã huấn luyện về ATVSLĐ) được quy định như thế nào?
a. Ít nhất là 4 giờ.
b. Ít nhất là 8 giờ.
c. Ít nhất là 16 giờ.
d. Ít nhất là 24 giờ.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 40: Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16/2/2022 của Chính phủ đề ra Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 có bao nhiêu phần trăm số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ được huấn luyện về ATVSLĐ?
a. Trên 70%
b. Trên 80%
c. Trên 90%
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 41: An toàn vệ sinh viên do ai bầu ra?
a. Do người lao động trong tổ bầu ra
b. Do Ban chấp hành công đoàn cơ sở chỉ định
c. Do quản đốc phân xưởng chỉ định
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 42: An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của tổ chức cơ sở hay bộ phận nào?
a. Chi đoàn thanh niên
b. Bộ phận y tế cơ sở
c. Ban chấp hành công đoàn cơ sở
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 43: Bộ phận y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN, sử dụng từ 300 đến dưới 500 lao động phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu gì?
a. Phải có ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp
b. Phải có ít nhất 01 y sĩ
c. Phải có ít nhất 02 người làm công tác y tế trình độ trung cấp
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 44: Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16/2/2022 của Chính phủ đề ra Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 có bao nhiêu phần trăm số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ cấp quận, huyện và trong các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được tập huấn nâng cao năng lực về ATVSLĐ?
a. Trên 90%
b. Trên 95%
c. 100%
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 45: Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị TNLĐ mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và bị bệnh nghề nghiệp với mức như thế nào?
a. Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% khả năng lao động.
b. Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
c. Cả a và b
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 46: Người lao động được trợ cấp hàng tháng từ quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN, khi bị suy giảm khả năng lao động ở trường hợp nào sau đây?
a. NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 15%.
b. NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 16% đến 30%.
c. NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 47: Người lao động được Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp khi có các điều kiện nào sau đây:
a. Đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp
b. Đã tham gia bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp đủ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
c. Có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian làm các nghề, công việc gây bệnh nghề nghiệp
d. Cả 3 phương án trên
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 48: Đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng thì người sử dụng lao động phải có hướng dẫn gì để đảm bảo an toàn?
a. Phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của người lao động về ATVSLĐ và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.
b. Biện pháp thi công.
c. Biện pháp an toàn.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 49: Điều kiện NLĐ bị TNLĐ được hưởng trợ cấp phục vụ:
a. Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
b. Bị liệt cột sống hoặc bị tâm thần
c. Cả 2 điều kiện trên
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 50: Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định yếu tố có hại là gì?
a. Là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
b. Là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
c. Là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương cho con người trong quá trình lao động.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 51: Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất mấy giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác?
a. 6 giờ
b. 12 giờ
c. 24 giờ
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 52: Khi phát hiện nơi làm việc có yếu tố có hại hoặc yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người trong quá trình lao động, tổ chức công đoàn thực hiện ngay việc gì sau đây?
a. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, thực hiện các biện pháp khắc phục kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động.
b. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động.
c. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, thực hiện các biện pháp khắc phục.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 53: Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định An toàn vệ sinh viên không có quyền nào sau đây về ATVSLĐ?
a. Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên.
b. Được hưởng phụ cấp trách nhiệm.
c. Được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên.
d. Được yêu cầu công đoàn cơ sở trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 54: Khi hoạt động của máy, thiết bị, việc sử dụng vật tư, chất, hoạt động lao động tại nơi làm việc có nguy cơ gây TNLĐ, sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ nghiêm trọng người sử dụng lao động phải làm gì?
a. Ra lệnh ngừng ngay hoạt động.
b. Tiếp tục hoạt động.
c. Hoạt động trong một số trường hợp.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 55: Theo Nghị định 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ATVSLĐ về bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, mỗi người lao động được người sử dụng lao động hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp tối đa bao nhiêu lần?
a. 02 lần
b. 03 lần
c. 04 lần
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 56: Theo Nghị định 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ATVSLĐ về bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, mỗi người lao động được người sử dụng lao động hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp tối đa bao nhiêu lần trong 01 năm?
a. 01 lần
b. 02 lần
c. 03 lần
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 57: Người lao động làm các nghề, công việc nào sau đây có thể bị bệnh bụi phổi silic?
a. Khoan, đập, khai thác quặng đá có chứa silic tự do.
b. Tán, nghiền, sàng và thao tác khô các quặng hoặc đá có chứa silic tự do.
c. Công việc luyện kim, đúc có tiếp xúc với bụi cát (khuôn mẫu, làm sạch vật đúc,...).
d. Đẽo và mài đá có chứa silic tự do.
đ. Cả a, b, c, d.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 58: Thời gian huấn luyện định kỳ về An toàn vệ sinh lao động đối với người lao động (nhóm 4) bao gồm cả thời gian kiểm tra ít nhất là mấy giờ?
a. 8 giờ
b. 16 giờ
c. 24 giờ
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 59: Các yếu tố nguy hiểm, có hại có thể gây ra những hậu quả gì với người làm việc trong không gian hạn chế ?
a. Chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp (cấp tính hoặc mãn tính)
b. Thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp (cấp tính hoặc mãn tính)
c. Chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược,
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 60: Người lao động làm các nghề, công việc nào sau đây có thể bị bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp
a. Khai thác, chế biến quặng chì;
b. Thu hồi chì từ phế liệu;
c. Luyện, lọc, đúc, dát mỏng chì và các hợp kim chì;
d. Hàn, mạ bằng hợp kim chì;
đ. Cả a, b, c, d
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 61: Theo anh, chị để bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc người sử dụng lao động phải trang bị, cấp phát cho người lao động những gì?
a. Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm.
b. Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố có hại.
c. Trang bị các thiết bị ATVSLĐ tại nơi làm việc.
d. Tất cả các đáp án trên.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 62: Quan trắc môi trường lao động phải được thực hiện vào thời điểm nào:
a. Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh
b. Thực hiện khi vừa kết thúc ca làm việc
c. Thực hiện vào ngày nghỉ cuối tuần
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 63: Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp được quy định như thế nào?
a. Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị TNLĐ, BNN có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.
b. Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị TNLĐ, BNN có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%.
c. Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị TNLĐ, BNN có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.
d. Cả a, b và c
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 64: Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
a. Tổ chức trong ca hoặc ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện và an toàn vệ sinh thực phẩm.
b. Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.
c. Cả a và b
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 65: Trường hợp NLĐ bị TNLĐ khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, người sử dụng lao động phải trợ cấp TNLĐ cho NLĐ trong điều kiện gì?
a. Theo tuyến đường và thời gian hợp lý
b. Do lỗi của người khác gây ra
c. Không xác định được người gây ra tai nạn
d. Tất cả các phương án trên
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 66: Phương tiện bảo vệ cá nhân dùng để làm gì? Hãy chọn phương án đúng nhất?
a. Bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật ATVSLĐ tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.
b. Bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật ATVSLĐ tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết. Bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật ATVSLĐ tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 67: Theo quy định của Luật ATVSLĐ năm 2015, khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động, TNLĐ, người lao động phải làm gì?
a. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm
b. Chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố
c. Cả A và B
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 68: Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được (ví dụ: làm việc lưu động, phân tán, ít người), người sử dụng lao động phải thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo cách nào để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định.
a. Cấp hiện vật để người lao động tự bồi dưỡng theo quy định, có danh sách cấp phát và ký nhận của người lao động đồng thời thường xuyên kiểm tra.
b. Phát tiền để người lao động mua hiện vật bồi dưỡng
c. Cả hai phương án trên
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 69: Thế nào là TNLĐ?
a. TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
b. TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho người lao động có tỷ lệ thương tật từ 5 đến 10%.
c. TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho người lao động trong quá trình lao động sản xuất.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 70: Thời hạn điều tra đối với vụ TNLĐ làm thương nặng một người lao động tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo TNLĐ đến khi công bố biên bản điều tra TNLĐ không quá mấy ngày?
a. 4 ngày
b. 7 ngày
c. 20 ngày
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 71: Trong trường hợp người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi người lao động bị TNLĐ, BNN thì người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động các khoản sau:
a. Bồi thường hoặc trợ cấp theo quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị TNLĐ, BNN và trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.
b. Bồi thường hoặc trợ cấp theo quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị TNLĐ, BNN.
c. Bồi thường hoặc trợ cấp theo quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị TNLĐ, BNN và trả 50% khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 72: Những mục nào nằm trong danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ được cơ quan có thẩm quyền quy định?
a. Khám phụ khoa
b. Sàng lọc ung thư cổ tử cung
c. Sàng lọc ung thư vú
d. Cả a, b và c
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 73: Người lao động làm các nghề, công việc nào sau đây có thể bị bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp?
a. Khoan, đập phá, khai thác quặng hay đá có amiăng;
b. Tán, nghiền, sàng và thao tác khô với quặng hoặc đá có amiăng;
c. Chải sợi, kéo sợi và dệt vải amiăng;
d. Cả a, b, c
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 74: Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực Các phòng làm việc chung, phòng hồ sơ, photocopy thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là:
a. 500 Lux
b. 200 Lux.
c. 300 Lux
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 75: Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực phòng đánh máy, xử lý dữ liệu thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là:
a. 750Lux
b. 500 Lux
c. 300 Lux
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 76: Người lao động làm các nghề, công việc nào sau đây có thể bị bệnh điếc do tiếng ồn?
a. Làm việc tại sân bay.
b. Khai khoáng, mỏ, luyện cán thép, cơ khí, xây dựng, dệt.
c. Bộ đội tăng, thiết giáp, pháo binh.
d. Cả a, b, c.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 77: Người lao động làm các nghề, công việc nào sau đây có thể bị bệnh bụi phổi than?
a. Khai thác mỏ than;
b. Chế biến, nghiền, sàng tuyển, vận chuyển than;
c. Khai thác graphit, sản xuất điện cực than;
d Sử dụng than trong các lò nung, lò luyện, lò hơi;
đ. Cả a, b, c, d.
>> Xem đáp án: Tại đây
Câu 78: Theo QCVN 24:2016/BYT, mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của người lao động tại nơi làm việc bình thường trong 8 giờ tại các cơ sở sản xuất không được vượt quá bao nhiêu decibel (dBA)?
a. 80dBA
b. 85dBA
c. 90dB
d. 95dB
>> Xem đáp án: Tại đây
Trên đây là đáp án gợi ý cuộc thi công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024
Đáp án cuộc thi công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung, hình thức, thời gian thi trực tuyến Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 như thế nào?
- Nội dung Cuộc thi
Tập trung tìm hiểu các kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, gồm: các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về công tác An toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Bộ luật Lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động, các văn bản, tài liệu đã được ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Hình thức
Cuộc thi được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến (online) trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).
- Thời gian tổ chức Cuộc thi
+ Thời gian bắt đầu Cuộc thi: Từ 0h00 ngày 15/4/2024
+ Thời gian kết thúc Cuộc thi: 0h00 ngày 15/5/2024
+ Thời gian trao giải dự kiến: Từ tuần thứ ba của tháng 5/2024
Cách thức dự thi trực tuyến Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 như thế nào?
Bước 1: Sử dụng các thiết bị đa phương tiện (máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng...) có kết nối Internet truy cập vào Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn)/Cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác An toàn, vệ sinh lao động” hoặc quét mã QR Code của Cuộc thi để tham gia Cuộc thi.
Bước 2: Sau khi truy cập vào Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn), thí sinh phải điền đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân vào các trường thông tin đã được mặc định, bao gồm:
(1) Họ và tên;
(2) Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/ Số định danh cá nhân;
(3) Số điện thoại liên lạc;
(4) Địa chỉ email (không bắt buộc);
(5) Địa chỉ thường trú/tạm trú (quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh - tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương);
(6) Đơn vị công tác (thí sinh điền thông tin đơn vị đang làm việc, công tác);
(7) Công đoàn ngành, LĐLĐ địa phương (Thí sinh tick chọn Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương có sẵn trên hệ thống).
(8) Cấp công đoàn quản lý (thí sinh điền thông tin cấp công đoàn cấp trên trực tiếp)
Sau khi điền đầy đủ các thông tin nêu trên, thí chọn nút “vào thi” để bắt đầu trả lời các câu hỏi do Ban Tổ chức đưa ra.
Bước 3: Thực hiện bài thi
Sau khi hoàn thành xong 3 phần thi, thí sinh bấm vào nút “Nộp bài thi” để kết thúc dự thi.
Lưu ý:
- Thông tin của người dự thi là căn cứ để Ban Tổ chức xét và trao giải. Ban Tổ chức không công nhận kết quả đối với thí sinh đăng ký thông tin cá nhân không chính xác.
- Thí sinh phải thực hiện đủ 03 phần thi mới thực hiện được bước “Nộp bài thi” để hoàn thành bài thi.
- Mỗi thí sinh dự thi chỉ được tham gia thi 01 lần.
Nguồn: Tạp chí điện tử lao động và công đoàn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.