Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) cho học sinh toàn quốc như thế nào?
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) như thế nào?
- Cách thức dự thi và nộp bài thi cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2024 2025 ra sao?
- Giải thưởng cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2024 2025 đối với học sinh ra sao?
Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) như thế nào?
Nóng: Đáp án tuần 2 cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024
>> Xem thêm: Đáp án tự luận cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS và THPT năm học 2024 2025 hay, chọn lọc
>> Xem thêm: Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS
>> Xem thêm: Văn tả chú bộ đội lớp 5 chọn lọc
Dưới đây là đáp án tham khảo cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận)
PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)
Câu 1. Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông không có trách nhiệm nào sau đây? A. Bảo vệ hiện trường, giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn. B. Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. C. Dọn dẹp hiện trường và di chuyển phương tiện tai nạn vào lề đường. D. Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Câu 2. Trong các phương án dưới đây, phương án nào bảo đảm an toàn nhất khi điều khiển xe đạp điện tham gia giao thông? A. Vai buông lỏng tự nhiên, lưng giữ thẳng hơi nghiêng về phía trước, chân đặt ở vị trí tự nhiên, mắt nhìn hướng về phía trước, giữ tầm quan sát rộng, bàn tay nắm lái tự nhiên, cổ tay hơi thấp hơn lưng bàn tay, đầu gối luôn khép và để song song với sàn xe. B. Vai buông lỏng tự nhiên, lưng giữ thẳng, chân đặt ở vị trí tự nhiên, mắt nhìn hướng về phía trước, giữ tầm quan sát rộng nhất, nắm chặt tay lái, cổ tay hơi thấp hơn lưng bàn tay, đầu gối luôn khép và để song song với sàn xe. C. Vai buông lỏng tự nhiên, lưng giữ thẳng hơi nghiêng về phía trước, chân đặt ở vị trí tự nhiên, mắt nhìn hướng về phía trước, giữ tầm quan sát rộng nhất, nắm tay lái tự nhiên, cổ tay hơi thấp hơn lưng bàn tay, đầu gối mở rộng về hai bên và để song song với sàn xe. D. Vai co lên, lưng giữ thẳng hơi nghiêng về phía trước, chân đặt ở vị trí tự nhiên, mắt nhìn hướng về phía trước, nắm tay lái tự nhiên, cổ tay hơi thấp hơn lưng bàn tay, đầu gối luôn khép và để song song với sàn xe. Câu 3. Khi điều khiển xe gắn máy trong điều kiện trời mưa, em cần phải điều khiển phương tiện như thế nào để bảo đảm an toàn? A. Chú ý quan sát, đi với tốc độ bình thường, ổn định, giữ khoảng cách lớn hơn với các xe khác. B. Chú ý quan sát, đi chậm, sử dụng phanh thường xuyên. C. Chú ý quan sát, đi tốc độ thấp, sử dụng phanh sớm hơn, giữ khoảng cách lớn hơn so với điều kiện bình thường. D. Chú ý quan sát, khi vào đoạn đường cong, đường có khúc cua phải phanh sớm, giữ khoảng cách an toàn. Câu 4. Khi gặp đoàn xe, đoàn người có tổ chức đi theo hàng ngũ, người điều khiển phương tiện phải đi như thế nào? A. Bấm còi, rú ga để đi ngang qua. B. Không đi cắt ngang qua đoàn xe, đoàn người. C. Báo hiệu và từ từ đi ngang qua. D. Dừng lại, quan sát khi bảo đảm an toàn thì nhanh chóng vượt qua. Câu 5. Tại nơi đường bộ giao giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất? A. 3 mét. B. 4 mét. C. 5 mét. D. 6 mét. Câu 6: Lựa chọn phương án điền từ vào chỗ trống của đoạn thông tin quy định về trách nhiệm của người tham gia giao thông: Người tham gia giao thông phải có ý thức (1)….., nghiêm chỉnh chấp hành (2)…. giao thông, giữ gìn (3)…. cho mình và người khác. (4) …. và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ. A. (1) Tự giác – (2) quy tắc – (3) an toàn – (4) Chủ phương tiện B. (1) Quy tắc – (2) an toàn – (3) chủ phương tiện – (4) Tự giác C. (1) Chủ phương tiện – (2) tự giác – (3) an toàn – (4) Quy tắc D. (1) An toàn – (2) chủ phương tiện – (3) quy tắc – (4) Tự giác. Câu 7. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nào dưới đây? A. Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị. B. Điều khiển xe chạy quá tốc độ 20 km/h. C. Hành vi điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị mà gây tai nạn giao thông. D. Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi điều khiển xe trên đường. Câu 8. Nhân dịp vừa sinh nhật tròn 16 tuổi, Nam mượn xe mô tô của anh trai để chở bạn lên thị trấn chơi, cả hai đều đội mũ bảo hiểm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và có cài quai đúng quy cách. Theo em, trong trường hợp trên, ai đã vi phạm quy định pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông? A. Nam. B. Nam và anh trai của Nam. C. Nam và bạn của Nam. D. Cả ba người. Câu 9: Biển báo nào dưới đây báo hiệu sắp giao với đường ưu tiên? A. Biển 1. B. Biển 2. C. Biển 3. D. Biển 4. Câu 10: Trong hình dưới đây, thứ tự các xe đi như nào là đúng quy tắc giao thông? A. Xe công an, xe con, xe tải, xe khách. B. Xe công an, xe khách, xe con, xe tải. C. Xe công an, xe tải, xe khách, xe con. D. Xe con, xe công an, xe tải, xe khách. |
PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Đọc tình huống sau "Nhà H ở một phố lớn của thị xã, mẹ H là chủ một cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng. Nhà H thường xuyên tập kết hàng hoá, để tràn ra chiếm hết vỉa hè, gây cản trở giao thông, mọi người xung quanh phàn nàn nhiều nhưng gia đình H làm như không biết gì cả". - Hãy nhận xét về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của gia đình H. - Nếu là H, em sẽ làm gì?
Gia đình H đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về trật tự an toàn giao thông, cụ thể: Chiếm dụng vỉa hè: Việc tập kết hàng hóa lấn chiếm vỉa hè gây cản trở lối đi của người đi bộ, buộc họ phải di chuyển xuống lòng đường, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Gây mất mỹ quan đô thị: Hành động này ảnh hưởng đến cảnh quan của khu phố, làm mất trật tự và gây bức xúc cho những người xung quanh. Thiếu ý thức cộng đồng: Dù đã được mọi người xung quanh phàn nàn, gia đình H vẫn không sửa đổi, thể hiện thái độ không tôn trọng cộng đồng và pháp luật. Nếu là H, em sẽ làm gì? Nhận thức trách nhiệm: Em sẽ nhận thức rằng việc gia đình lấn chiếm vỉa hè là hành vi sai trái, gây ảnh hưởng đến nhiều người và vi phạm pháp luật. Thuyết phục gia đình: Em sẽ nói chuyện với mẹ, giải thích những bất tiện và nguy hiểm mà việc lấn chiếm vỉa hè gây ra, đồng thời khuyến khích mẹ tập kết hàng hóa vào khu vực phù hợp, không vi phạm quy định. Tìm giải pháp hợp lý: Em sẽ đề xuất gia đình bố trí lại không gian chứa hàng hóa trong cửa hàng hoặc thuê kho để tập kết hàng, đảm bảo không ảnh hưởng đến vỉa hè và giao thông. Hành động gương mẫu: Em sẽ cam kết không để bản thân và gia đình tái phạm, đồng thời tuyên truyền tới bạn bè, hàng xóm về việc giữ gìn trật tự giao thông và mỹ quan đô thị. |
Câu 2. Em hiểu thế nào về Văn hóa giao thông? Khi được tham gia Hội thảo với nội dung “Học sinh trung học phổ thông với Văn hóa giao thông”, Em sẽ chuẩn bị và tham gia những ý kiến nào với Hội thảo? Vì sao?
Văn hóa giao thông là tập hợp những hành vi, thái độ, và ứng xử của mọi người khi tham gia giao thông, nhằm bảo đảm an toàn, tôn trọng và giữ gìn trật tự, kỷ cương giao thông, đồng thời tạo ra môi trường giao thông văn minh, an toàn và thân thiện. Văn hóa giao thông không chỉ bao gồm việc tuân thủ luật lệ, mà còn thể hiện ở sự tôn trọng và chia sẻ đường cho người khác, ý thức tự giác và bảo vệ tính mạng, tài sản của bản thân và cộng đồng. Ý kiến tham gia Hội thảo: - Giới thiệu về ý nghĩa của Văn hóa giao thông đối với học sinh trung học phổ thông (THPT): Trách nhiệm của học sinh: Học sinh là lực lượng tham gia giao thông khá lớn, vì vậy việc hình thành và phát triển văn hóa giao thông ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là rất quan trọng. Chúng ta không chỉ cần tuân thủ các quy tắc giao thông, mà còn cần biết ứng xử đúng mực khi tham gia giao thông như nhường đường, không lạng lách, đánh võng, không uống rượu bia khi lái xe, v.v. - Tôn trọng người tham gia giao thông khác: Chúng ta cần hiểu rằng văn hóa giao thông cũng là tôn trọng những người tham gia giao thông khác, dù đó là người đi bộ, xe đạp, xe máy hay ô tô. - Vai trò của trường học trong việc tuyên truyền văn hóa giao thông: Giáo dục ngay từ trong lớp học: Học sinh cần được giáo dục về các nguyên tắc giao thông ngay từ những lớp học đầu tiên. Điều này giúp hình thành những thói quen tốt về việc tham gia giao thông. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Các trường có thể tổ chức các buổi tập huấn, thi tìm hiểu về luật giao thông hoặc tổ chức các cuộc thi về "Văn hóa giao thông" để học sinh có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tuân thủ luật lệ khi tham gia giao thông. Tạo môi trường học tập an toàn: Trường học cũng nên chú ý đến sự an toàn của học sinh trong các hoạt động giao thông xung quanh trường. Ví dụ, cần có những biển báo hiệu và vạch kẻ đường rõ ràng để học sinh có thể dễ dàng đi lại, tránh tình trạng ùn tắc hoặc tai nạn. - Chia sẻ các biện pháp cụ thể để nâng cao văn hóa giao thông trong học sinh: Khuyến khích học sinh đội mũ bảo hiểm: Đặc biệt là khi học sinh tham gia giao thông bằng xe máy hoặc xe đạp điện, việc đội mũ bảo hiểm là rất quan trọng để đảm bảo an toàn. Hình thành thói quen tuân thủ đèn tín hiệu và biển báo giao thông: Học sinh cần được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc tuân thủ các tín hiệu giao thông và không vượt đèn đỏ, không đi vào khu vực có biển báo cấm. Thực hành lái xe an toàn: Đối với học sinh đủ tuổi lái xe, trường học có thể tổ chức các khóa học lái xe an toàn, tập huấn kỹ năng phòng tránh tai nạn. - Văn hóa giao thông gắn liền với trách nhiệm cộng đồng: Chia sẻ với cộng đồng: Học sinh không chỉ là những người tham gia giao thông mà còn có thể trở thành những tuyên truyền viên tích cực. Mỗi học sinh có thể truyền đạt cho bạn bè và gia đình về tầm quan trọng của việc tuân thủ luật giao thông và giữ gìn an toàn cho tất cả mọi người. Nhận thức và hành động: Nếu học sinh có nhận thức đúng đắn và hành động văn minh khi tham gia giao thông, sẽ góp phần làm gương mẫu cho gia đình và cộng đồng, từ đó lan tỏa văn hóa giao thông tốt đẹp. |
>> Xem thêm: Tổng hợp đáp án cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024
*Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 chỉ mang tính chất tham khảo.
Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) cho học sinh toàn quốc như thế nào? (Hình từ Internet)
Cách thức dự thi và nộp bài thi cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2024 2025 ra sao?
Theo Công văn 7222/BGDĐT-GDTrH Tải về triển khai cuộc thi "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" dành cho học sinh và giáo viên trung học năm học 2024-2025 như sau:
Sở GDĐT phát động cuộc thi, lựa chọn số lượng, cơ cấu bài dự thi và gửi về Ban tổ chức cuộc thi như sau:
- Đối với học sinh: cấp THCS: 20 bài dự thi/Sở GDĐT; cấp THPT: 20 bài dự thi/Sở GDĐT (riêng đối với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mỗi Sở GDĐT lựa chọn 30 bài dự thi/cấp học).
- Đối với giáo viên: Cấp THCS: 05 bài dự thi/Sở GDĐT; Cấp THPT: 05 bài dự thi/Sở GDĐT.
Các thí sinh được Sở GDĐT lựa chọn sẽ gửi bài dự thi bằng cách trả lời trực tiếp câu hỏi trắc nghiệm và đính kèm bài tự luận trên website: https://hoithiatgt.honda.com.vn/contests. Việc nộp sai cơ cấu và số lượng bài dự thi, hệ thống sẽ không tiếp nhận. Thí sinh nộp bản thông tin tham dự cuộc thi (theo mẫu gửi kèm Công văn này).
Giải thưởng cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2024 2025 đối với học sinh ra sao?
Theo Công văn 7222/BGDĐT-GDTrH Tải về triển khai cuộc thi "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" dành cho học sinh và giáo viên trung học năm học 2024-2025 có nêu rõ giải thưởng cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2024 2025 đối với học sinh như sau:
- Đối với cấp THCS
Tổng số 530 giải thưởng, gồm: 10 giải nhất, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 máy tính bảng; 20 giải nhì, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 điện thoại di động; 200 giải ba, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 đồng hồ đeo tay; 300 giải khuyến khích, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải và 01 mũ bảo hiểm đạt chuẩn Honda.
- Đối với cấp THPT
Tổng số: 530 giải thưởng, gồm: 10 giải nhất, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 máy tính bảng; 20 giải nhì, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 điện thoại di động; 200 giải ba, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 đồng hồ đeo tay; 300 giải khuyến khích, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải và 01 mũ bảo hiểm đạt chuẩn Honda.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.