Danh sách văn phòng công chứng Quận 10 hiện nay? Trụ sở văn phòng công chứng cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Danh sách văn phòng công chứng Quận 10 hiện nay?
- Trụ sở văn phòng công chứng cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Vấn đề thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng được hướng dẫn ra sao?
- Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh và tiếp nhận thành viên hợp danh mới của Văn phòng công chứng thực hiện ra sao?
Danh sách văn phòng công chứng Quận 10 hiện nay?
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều văn phòng công chứng và phòng công chứng đang hoạt động và cung cấp dịch vụ pháp lý.
Có thể tham khảo một số văn phòng công chứng trên địa bàn khu vực Quận 10 (gọi tắt là văn phòng công chứng Quận 10) như sau:
Văn phòng công chứng Nguyễn Lê Nghĩa
Địa chỉ liên hệ: Tại số 519 Lê Hồng Phong, Phường 02, Quận 10
Văn phòng công chứng Mai Việt Cường
Địa chỉ liên hệ: Tại số 236 Cao Thắng, Phường 12, Quận 10.
Văn phòng công chứng Đồng Thị Hạnh
Địa chỉ liên hệ: Tại số 380 Ngô Gia Tự, Phường 4, Quận 10
Văn phòng công chứng Lê Kim Thanh
Địa chỉ: 335 Tô Hiến Thành, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Danh sách văn phòng công chứng quận 10 hiện nay? (Hình từ Internet)
Trụ sở văn phòng công chứng cần đáp ứng những điều kiện gì?
Điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng được quy định tại Điều 17 Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau:
- Trụ sở của Văn phòng công chứng phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho công chứng viên và người lao động với diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.
- Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng nộp các giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng tại thời điểm đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng.
- Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng khi thực hiện đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng.
Vấn đề thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng được hướng dẫn ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Công chứng 2014 thì việc thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng được hướng dẫn như sau:
- Các công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm đơn đề nghị thành lập và đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện; bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập.
Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng bao gồm tên gọi của Văn phòng công chứng, họ tên Trưởng Văn phòng công chứng, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng, danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng (nếu có).
- Hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng gồm đơn đăng ký hoạt động, giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng phù hợp với nội dung đã nêu trong đề án thành lập và hồ sơ đăng ký hành nghề của các công chứng viên hợp danh, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng (nếu có).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Văn phòng công chứng được hoạt động công chứng kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.
Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh và tiếp nhận thành viên hợp danh mới của Văn phòng công chứng thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 01/2021/TT-BTP thì:
(1) Tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên trong Văn phòng công chứng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Theo nguyện vọng cá nhân theo quy định của Luật Công chứng 2014;
- Các trường hợp khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 liên quan đến công ty hợp danh.
(2) Công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Thông tư 01/2021/TT-BTP y khi được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng chấp thuận bằng văn bản. Công chứng viên phải thông báo bằng văn bản cho các thành viên hợp danh khác và Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đăng ký hoạt động về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh chậm nhất là 06 tháng trước ngày dự kiến chấm dứt.
Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, người đã chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo nguyện vọng cá nhân vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của Văn phòng công chứng đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh.
Công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 Thông tư 01/2021/TT-BTP thì việc chấm dứt được áp dụng theo quy định tại Điều 185 của Luật Doanh nghiệp 2020.
(3) Việc tiếp nhận thành viên hợp danh mới của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Luật Công chứng 2014 và Điều 186 của Luật Doanh nghiệp 2020.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.