Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự kỳ thi tuyển công chức TAND TP.HCM năm 2024 vòng 1 thế nào?
Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự kỳ thi tuyển công chức TAND TPHCM năm 2024 (vòng 1) thế nào?
Ngày 21/11/2024, Hội đồng tuyển dụng công chức TAND TPHCM đã có Thông báo 13/TB-HĐTD Tải về về việc triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia kỳ thi tuyển công chức (Vòng 1).
Theo đó, Hội đồng tuyển dụng công chức TAND TPHCM thông báo và triệu tập 401 thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự thi Vòng 1 kỳ thi tuyển công chức TAND TPHCM như sau:
Tải về Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự kỳ thi tuyển công chức TAND TPHCM năm 2024 (vòng 1)
Thời gian, địa điểm tham dự thi Vòng 1 kỳ thi tuyển công chức TAND TPHCM như sau:
Thời gian:
- Thực hiện thủ tục dự thi: Sáng ngày 29/11/2024 (thứ Sáu), từ 08h30 đến 11h00. Thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi Vòng 1 theo danh sách nêu trên đến làm thủ tục dự thi, đóng lệ phí, xem số báo danh, phòng thi, bổ sung thông tin cá nhân.
- Khai mạc kỳ thi: Chiều ngày 29/11/2024 (thứ Sáu), khai mạc kỳ thi vào lúc 14h00. Thí sinh có mặt đầy đủ để dự khai mạc và nghe phổ biến các nội dung có liên quan.
- Thời gian thi: Ngày 30/11/2024 (thứ Bảy).
+ Buổi sáng: Thi môn Tin học và Tiếng Anh.
++ 07h15: Gọi thí sinh vào phòng thi;
++ 08h00 đến 08h30: Thí sinh làm bài thi môn Tin học (30 phút);
++ 09h15: Gọi thí sinh vào phòng thi;
++ 10h00 đến 10h30: Thí sinh làm bài thi môn Tiếng Anh (30 phút).
+ Buổi chiều: Thi môn Kiến thức chung.
++ 14h15: Gọi thí sinh vào phòng thi;
++ 15h00 đến 16h00: Thí sinh làm bài thi môn Kiến thức chung (60 phút).
Địa điểm làm thủ tục dự thi, khai mạc và tổ chức thi: Trường Đại học Sài Gòn, số 273 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hình thức thi: Trắc nghiệm trên giấy.
- Lệ phí dự thi: 400.000 đồng/thí sinh (thực hiện theo Thông tư 92/2021/TT-BTC).
Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự kỳ thi tuyển công chức TAND TPHCM năm 2024 (vòng 1) thế nào? (Hình từ internet)
Thủ tục đối với thí sinh đủ điều kiện dự kỳ thi tuyển công chức TAND TPHCM năm 2024 (vòng 1) thế nào?
Tại Mục 5 Thông báo 13/TB-HĐTD có quy định về thủ tục đối với thí sinh đủ điều kiện dự kỳ thi tuyển công chức TAND TPHCM năm 2024 (vòng 1) như sau:
- Có mặt tại Trường Đại học Sài Gòn theo đúng thời gian thông báo để hoàn thiện thủ tục dự thi, đóng lệ phí thi, dự khai mạc kỳ thi, nghe phổ biến nội quy phòng thi, hướng dẫn làm bài thi và dự thi Vòng 1. Thí sinh không đóng lệ phí thi xem như không đủ điều kiện dự thi.
- Mang theo Căn cước công dân (hoặc giấy tờ tùy thân khác) để xuất trình trước khi vào phòng thi; mặc trang phục lịch sự, nghiêm túc.
- Thí sinh chỉ được mang bút theo quy định, tuyệt đối không mang tài liệu, điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính và các phương tiện kỹ thuật thu, phát truyền tin, phương tiện sao lưu dữ liệu, thiết bị chứa đựng thông tin khác vào khu vực thi.
- Thí sinh chủ động nghiên cứu và chấp hành nghiêm nội quy thi tuyển công chức TAND TPHCM năm 2024.
Tải về Nội quy thi tuyển công chức TAND TPHCM năm 2024
- Thí sinh được miễn thi môn tiếng Anh và môn Tin học (theo danh sách) không phải tham gia môn thi được miễn.
- TAND TPHCM sẽ không giải quyết các khiếu nại nếu thí sinh không thực hiện đúng các yêu cầu của Thông báo 13/TB-HĐTD.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hiện nay được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 22 Luật Tổ chức Toàn án nhân dân 2014 có quy định về Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
- Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;
+ Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật;
+ Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;
+ Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án nhân dân để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;
+ Tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;
+ Thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.
- Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thảo luận, thông qua nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.