Danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu thẩm định, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu từ 15/02/2023?
- Có bao nhiêu quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu thẩm định, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu từ 15/02/2023?
- Những sản phẩm nào yêu cầu phải có thẩm định, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu?
- Nội dung yêu cầu thẩm định, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu tại từng quốc gia, vùng lãnh thổ ra sao?
Có bao nhiêu quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu thẩm định, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu từ 15/02/2023?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT và khoản 38 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thẩm định, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu được quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Theo đó, các quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc danh sách bao gồm:
- EU;
- Nauy;
- Thuỵ Sỹ;
- Great Britain (Nước Anh, Xứ Wales, Scotland);
- Serbia;
- Hàn Quốc;
- Trung Quốc;
- Liên minh Kinh tế Á - Âu (Liên bang Nga, Kazakhstan, Belarus, Armenia, Kyryzstan);
- French Polynesia;
- Đài Loan;
- Braxin;
- New Zealand;
- Ukraina;
- Papua New Guinea;
- Peru;
- Macedonia;
- Indonesia;
- Argentina;
- Úc;
- Panama;
- Montenegro;
- Hoa Kỳ;
- Arập Xê-ut;
Như vậy, theo danh sách thị trường hiện nay có 32 quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu thẩm định, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu.
Trường hợp có yêu cầu mới của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc thị trường mới ngoài danh sách nêu trên, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản thông báo bổ sung.
Danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu thẩm định, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu từ 15/02/2023 bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Những sản phẩm nào yêu cầu phải có thẩm định, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu?
Dựa vào nội dung tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, những sản phẩm thủy sản xuất khẩu được yêu cầu phải có thẩm định, chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm:
- Tất cả các sản phẩm thủy sản: Montenegro, Argentina, Indonesia, Macedonia, Peru, Braxin, French Polynesia, Liên minh Kinh tế Á - Âu (Liên bang Nga, Kazakhstan, Belarus, Armenia, Kyryzstan), Trung Quốc, Hàn Quốc, Serbia, Great Britain (Nước Anh, Xứ Wales, Scotland), Thuỵ Sỹ, Nauy, EU;
- Ốc sên, gellatin, collagel, đùi ếch, sản phẩm phối chế (composite) có chứa: thủy sản, sản phẩm chế biến từ trứng, sữa: EU;
- Thuỷ sản sống (giáp xác và nhuyễn thể sống, cá sống, phôi cá và trứng cá đã thụ tinh), đồ hộp; Sản phẩm động vật có vỏ có mã HS 0307 (bao gồm các sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ, nhuyễn thể chân bụng): Đài Loan;
- Cá tra, basa fillet đông lạnh; NT2MV: New Zealand;
- Cá tra, basa đông lạnh: Ukraina, Papua New Guinea;
- Tôm và sản phẩm tôm: Úc
- Cá (cá da trơn, cá ngừ), nhuyễn thể: Panama;
- Cá da trơn (bộ Siluriformes): Hoa Kỳ;
- Thủy sản khai thác tự nhiên: Arập Xê-ut.
Nội dung yêu cầu thẩm định, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu tại từng quốc gia, vùng lãnh thổ ra sao?
Nội dung yêu cầu thẩm định, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu tại từng quốc gia, vùng lãnh thổ được tóm tắt tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Cụ thể như sau:
STT | Quốc gia, vùng lãnh thổ | Tóm tắt nội dung yêu cầu |
1. | EU | - Thực phẩm có nguồn gốc động vật muốn xuất khẩu vào Liên minh EU phải có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ được kiểm soát bằng hệ thống mà Cơ quan thẩm quyền EU đánh giá tương đương - Các cơ sở chế biến phải có tên trong danh sách được cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu công nhận và Cơ quan thẩm quyền EU chấp thuận. - Lô hàng thủy sản xuất khẩu sang EU phải kèm theo Chứng thư do Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp. |
2. | Nauy | - Sử dụng các quy định của EU đối với thực phẩm nhập khẩu. - Các cơ sở có tên trong danh sách được phép xuất khẩu vào EU sẽ được phép xuất khẩu vào Nauy. - Chấp thuận mẫu chứng thư của EU cho lô hàng thực phẩm nhập khẩu từ các nước bên ngoài EU. |
3. | Thuỵ Sỹ | - Sử dụng các quy định của EU đối với thực phẩm nhập khẩu. - Các cơ sở có tên trong danh sách được phép xuất khẩu vào EU sẽ được phép xuất khẩu vào Thụy Sỹ. - Chấp thuận mẫu chứng thư của EU cho lô hàng thực phẩm nhập khẩu từ các nước bên ngoài EU. |
4. | Great Britain (Nước Anh, Xứ Wales, Scotland) | - Sử dụng các quy định của EU đối với thực phẩm nhập khẩu. - Các cơ sở có tên trong danh sách được phép xuất khẩu vào Great Britain. - Mẫu chứng thư của GB cho lô hàng thực phẩm nhập khẩu từ các nước bên ngoài EU theo mẫu của Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn (Defra) |
5. | Serbia | Thị trường yêu cầu có chứng thư của Cơ quan thẩm quyền Việt Nam |
6. | Hàn Quốc | - Các cơ sở chế biến phải có tên trong danh sách do Cơ quan thẩm quyền Hàn Quốc chấp thuận. - Lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Hàn Quốc phải kèm theo Chứng thư do NAFIQAD cấp. |
7. | Trung Quốc | - Các cơ sở chế biến phải có tên trong danh sách do Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc chấp thuận (đối với trường hợp Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc yêu cầu lập danh sách). - Lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc phải kèm theo Chứng thư do Cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp. |
8. | Liên minh Kinh tế Á - Âu (Liên bang Nga, Kazakhstan, Belarus, Armenia, Kyryzstan) | - Các cơ sở chế biến phải có tên trong danh sách được phép xuất khẩu - Lô hàng thủy sản xuất khẩu phải kèm theo Chứng thư do CQTQ Việt Nam cấp. |
9. | French Polynesia | Thị trường yêu cầu có chứng thư của Cơ quan thẩm quyền Việt Nam |
10. | Đài Loan | Thị trường yêu cầu lô hàng có chứng thư của Cơ quan thẩm quyền Việt Nam |
11. | Braxin | - Các cơ sở chế biến phải có tên trong danh sách do Cơ quan thẩm quyền Braxin công nhận - Lô hàng thủy sản xuất khẩu phải kèm theo Chứng thư do CQTQ Việt Nam cấp. |
12. | New Zealand | Lô hàng Cá tra, basa fillet đông lạnh; NT2MV xuất khẩu sang New Zealand phải kèm theo Chứng thư do CQTQ Việt Nam cấp. |
13. | Ukraina | - Cơ sở chế biến xuất khẩu phải có tên trong danh sách do Cơ quan thẩm quyền Ucraina công nhận - Lô hàng cá tra, basa xuất khẩu phải được CQTQ Việt Nam kiểm tra cấp Chứng thư. |
14. | Papua New Guinea | Lô hàng thủy sản xuất khẩu phải được CQTQ Việt Nam kiểm tra cấp Chứng thư. |
15. | Peru | Lô hàng thủy sản xuất khẩu phải được CQTQ Việt Nam kiểm tra cấp Chứng thư. |
16. | Macedonia | Lô hàng thủy sản xuất khẩu phải được CQTQ Việt Nam kiểm tra cấp Chứng thư. |
17. | Indonesia | - Các cơ sở được NAFIQAD kiểm tra công nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP của Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường Indonesia. - Lô hàng thủy sản xuất khẩu phải kèm theo chứng thư do NAFIQAD cấp. |
18. | Argentina | - Các cơ sở chế biến phải có tên trong danh sách do SENASA chấp thuận. - Lô hàng thủy sản xuất khẩu phải được CQTQ Việt Nam kiểm tra cấp Chứng thư. |
19. | Úc | Lô hàng tôm và sản phẩm tôm xuất khẩu phải được CQTQ Việt Nam kiểm tra cấp chứng thư. |
20. | Panama | - Các cơ sở chế biến phải có tên trong danh sách do AUPSA chấp thuận - Lô hàng cá (cá da trơn, cá ngừ) và nhuyễn thể xuất khẩu phải được CQTQ Việt Nam kiểm tra, cấp chứng thư |
21. | Montenegro | Lô hàng thủy sản xuất khẩu phải được CQTQ Việt Nam kiểm tra cấp Chứng thư. |
22. | Hoa Kỳ | - Các cơ sở chế biến phải có tên trong danh sách do FSIS chấp thuận. - Lô hàng cá da trơn xuất khẩu phải được CQTQ Việt Nam kiểm tra cấp Chứng thư. |
23. | Arập Xê-ut | - Các cơ sở chế biến phải có tên trong danh sách được phép xuất khẩu vào Arập Xê-Út do SFDA công nhận. - Lô hàng thủy sản xuất khẩu được Cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp Giấy chứng nhận. |
Tải Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT Tại đây.
Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.