Danh sách 630 giáo sư, phó giáo sư được công nhận năm 2023? Ngành Luật học có bao nhiêu giáo sư, phó giáo sư?

Cho tôi hỏi: Danh sách 630 giáo sư, phó giáo sư được công nhận năm 2023? Ngành Luật học có bao nhiêu giáo sư, phó giáo sư? - Câu hỏi của cô B.Q (Hà Giang)

Đã có quyết định công nhận 630 giáo sư, phó giáo sư năm 2023?

Ngày 20/11/2023, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước vừa ký Quyết định 80/QĐ-HĐGSNN năm 2023 công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023. Tại đây

Theo đó, công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư cho 58 nhà giáo và đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư cho 572 nhà giáo, ban hành danh sách kèm theo Quyết định 80/QĐ-HĐGSNN năm 2023.

(Ảnh chụp 1 phần danh sách)

> Tải toàn bộ danh sách Tại đây.

Danh sách 630 giáo sư, phó giáo sư được công nhận năm 2023? Ngành Luật học có bao nhiêu giáo sư, phó giáo sư?

Danh sách 630 giáo sư, phó giáo sư được công nhận năm 2023? Ngành Luật học có bao nhiêu giáo sư, phó giáo sư? (Hình từ Internet)

Ngành Luật học có bao nhiêu giáo sư, phó giáo sư?

Căn cứ theo Mục 14 Danh sách ban hành kèm theo Quyết định 80/QĐ-HĐGSNN năm 2023, đối với ngành Luật học, công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư cho 01 nhà giáo và đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư cho 10 nhà giáo.

Cụ thể:

STT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Giới tính

Ngành

Nơi làm việc

Quê quán

Chức danh

1

Vũ Công Giao

05/05/1968

Nam

Luật học

Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Từ Sơn, Bắc Ninh

Giáo sư

2

Nguyễn Thị Bảo Anh

11/04/1983

Nữ

Luật học

Trường Đại học Cần Thơ

Cái Răng, Cần Thơ

Phó giáo sư

3

Lê Lan Chi

04/04/1979

Nữ

Luật học

Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Thái Thuỵ, Thái Bình

Phó giáo sư

4

Nguyễn Trọng Điệp

05/05/1974

Nam

Luật học

Trường Đại học Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội

Quốc Oai, Hà Nội

Phó giáo sư

5

Viên Thế Giang

15/03/1980

Nam

Luật học

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Thanh Liêm, Hà Nam

Phó giáo sư

6

Dương Quỳnh Hoa

21/03/1977

Nữ

Luật học

Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Đông Anh, Hà Nội

Phó giáo sư

7

Trần Kiên

03/02/1985

Nam

Luật học

Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Kim Sơn, Ninh Bình

Phó giáo sư

8

Phạm Thị Huyền Sang

08/05/1984

Nữ

Luật học

Trường Đại học Vinh

Nam Đàn, Nghệ An

Phó giáo sư

9

Lưu Quốc Thái

25/08/1972

Nam

Luật học

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Chợ Mới, An Giang

Phó giáo sư

10

Mai Văn Thắng

10/05/1981

Nam

Luật học

Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nga Sơn, Thanh Hóa

Phó giáo sư

11

Bùi Hữu Toàn

15/05/1975

Nam

Luật học

Học viện Ngân hàng

Tứ Kỳ, Hải Dương

Phó giáo sư

Tiêu chuẩn chung để được phong hàm giáo sư được quy định như thế nào?

Theo Điều 4 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg thì tiêu chuẩn chung của chức danh giáo sư, phó giáo sư được quy định như sau:

Tiêu chuẩn chung của chức danh giáo sư, phó giáo sư
1. Không vi phạm đạo đức nhà giáo, không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên hoặc thi hành án hình sự; trung thực, khách quan trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn khác.
2. Thời gian làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên:
a) Có đủ thời gian làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định này đối với chức danh giáo sư; khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Quyết định này đối với chức danh phó giáo sư;
b) Thời gian giảng viên làm chuyên gia giáo dục tại cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài được tính là thời gian đào tạo từ trình độ đại học trở lên nếu có công hàm hoặc hợp đồng mời giảng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, trong đó ghi rõ nội dung công việc, thời gian giảng dạy hoặc có quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi làm chuyên gia giáo dục ở nước ngoài;
c) Giảng viên đã có trên 10 năm liên tục làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ mà trong 03 năm cuối có thời gian không quá 12 tháng đi thực tập, tu nghiệp nâng cao trình độ thì thời gian này không tính là gián đoạn của 03 năm cuối.
3. Hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đủ số giờ chuẩn giảng dạy theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có ít nhất 1/2 số giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp trên lớp. Đối với giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện ít nhất 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy quy định tại khoản này.
Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học nhận xét, đánh giá bằng văn bản về các nhiệm vụ giao cho giảng viên, trong đó ghi rõ tên môn học, trình độ đào tạo, bồi dưỡng, mức độ hoàn thành khối lượng giảng dạy, hướng dẫn luận án, luận văn, đồ án hoặc khóa luận; về kết quả đào tạo và nghiên cứu của giảng viên.
4. Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
5. Có đủ số điểm công trình khoa học quy đổi tối thiểu theo quy định tại khoản 9 Điều 5 Quyết định này đối với chức danh giáo sư và khoản 8 Điều 6 Quyết định này đối với chức danh phó giáo sư.

Như vậy, chức danh giáo sư, phó giáo sư cần phải đáp ứng cơ bản những tiêu chuẩn chung nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
2,849 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào