Danh mục trọn bộ sách giáo khoa lớp 4 năm 2023 2024 được sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông là những sách nào?
- Sách giáo khoa lớp 4 sẽ được thay đổi khi nào?
- Danh mục trọn bộ sách giáo khoa lớp 4 năm 2023 2024 được sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông là những sách nào?
- Cấu trúc sách giáo khoa lớp 4 cần đáp ứng những nội dung nào?
- Lựa chọn sách giáo khoa lớp 4 2023 - 2024 theo nguyên tắc nào?
- Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa và hình thức trình bày sách giáo khoa được quy định như thế nào?
Sách giáo khoa lớp 4 sẽ được thay đổi khi nào?
Từ năm 2020, ngành giáo dục bắt đầu có chương trình thay đổi sách giáo khoa với việc có nhiều bộ sách giáo khoa trên cả nước ở cả ba bậc tiểu học, THCS, THPT.
Năm học 2023 - 2024, học sinh lớp 4, 8, 11 sẽ học theo chương trình phổ thông mới.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến nay có 37/63 tỉnh thành đã công bố chọn xong đầu sách giáo khoa lớp 4, 8, 11 cho năm học mới 2023 - 2024.
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về lộ trình chương trình giáo dục phổ thông như sau:
Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:
1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Như vậy, theo quy định trên bắt đầu từ năm học 2023-2024, chương trình lớp 4 sẽ thay đổi chương trình giáo dục phổ thông, cũng có nghĩa là vào năm học 2023-2024 sắp tới đây, Bộ Giáo dục sẽ thay đổi sách giáo khoa trong chương trình học của lớp 4.
Danh mục trọn bộ sách giáo khoa lớp 4 năm 2023 2024 được sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông là những sách nào? (Hình internet)
Danh mục trọn bộ sách giáo khoa lớp 4 năm 2023 2024 được sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông là những sách nào?
Căn cứ theo Danh mục sách giáo khoa lớp 4 sử dụng trọng cơ sở giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định 45/QĐ-BGDĐT năm 2023 gồm:
Đồng thời căn cứ Quyết định 4434/QĐ-BGDĐT năm 2022 có quy định 44 sách giáo khoa lớp 4 như sau:
Như vậy, có 47 sách thuộc danh mục trọn bộ sách giáo khoa lớp 4 năm 2023 2024 được sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông vừa nêu trên.
Cấu trúc sách giáo khoa lớp 4 cần đáp ứng những nội dung nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa được ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT có quy định cấu trúc SGK như sau:
- (1) Cấu trúc sách giáo khoa có đủ các thành phần cơ bản sau: phần, chương hoặc chủ đề; bài học; giải thích thuật ngữ; mục lục.
- (2) Cấu trúc bài học trong sách giáo khoa bao gồm các thành phần cơ bản sau: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.
Như vậy, cấu trúc sách giáo khoa cần đáp ứng gồm có phần, chương hoặc chủ đề; bài học; giải thích thuật ngữ; mục lục. Đối với cấu trúc bài học thì có cấu trúc gồm mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.
Lựa chọn sách giáo khoa lớp 4 2023 - 2024 theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa như sau:
Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa
1. Lựa chọn sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa đã dược Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông.
2. Mỗi môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) ở một khối lớp lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa.
3. Bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Như vậy, khi lựa chọn sách giáo khoa thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Lựa chọn sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa đã dược Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt;
- Mỗi môn học ở một khối lớp lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa;
- Thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa và hình thức trình bày sách giáo khoa được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa được ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT như sau:
Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa và hình thức trình bày sách giáo khoa
1. Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa là tiếng Việt (đối với sách giáo khoa các môn ngoại ngữ và sách giáo khoa các môn tiếng dân tộc thiểu số được sử dụng thêm các ngôn ngữ phù hợp với nội dung môn học), bảo đảm các quy định về chính tả và ngữ pháp, các chữ viết tắt, các ký hiệu, phiên âm; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, thể hiện chính xác nội dung cần trình bày, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
2. Hình thức trình bày sách giáo khoa cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, hệ thống ký hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cỡ chữ.
3. Tranh, ảnh, bảng biểu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ trong sách giáo khoa rõ ràng, chính xác, cập nhật, có tính thẩm mỹ, phù hợp với nội dung bài học, lứa tuổi học sinh và chỉ rõ nguồn trích dẫn.
4. Khổ sách, khuôn khổ bát chữ, số dòng trong bát chữ, số chữ trong một dòng, chất lượng giấy in (định lượng, độ trắng, độ đục, độ bóng, độ xuyên thấu), chất lượng và định lượng giấy bìa, chất lượng mực in theo tiêu chuẩn quốc gia về sách.
Như vậy, ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa và hình thức trình bày sách giáo khoa cần tuân thủ theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.