Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu trong môn học giáo dục quốc phòng và an ninh tại trường THPT bao gồm những gì?

Tôi muốn hỏi danh mục thiết bị dạy học tối thiểu trong môn học giáo dục Quốc phòng và an ninh tại trường THPT bao gồm những gì? - câu hỏi của anh B.N (Vĩnh Long)

Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu trong môn học giáo dục Quốc phòng và an ninh tại trường THPT bao gồm những gì?

Căn cứ theo Mục 2 Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-BGDĐT có nêu rõ danh mục thiết bị dạy học tối thiểu trong môn học giáo dục Quốc phòng và an ninh tại trường THPT như sau:

TT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng cần cho 1 trường

Ghi chú

1

Tài liệu




1.1

Sách giáo khoa GDQPAN lớp 10, 11, 12

Bộ


Mỗi giáo viên 01 bộ gồm 03 quyển

1.2

Sách giáo khoa GDQPAN lớp 10, 11, 12

Quyển


Theo nhu cầu của học sinh

2

Tranh in hoặc tranh điện tử




2.1

Bộ tranh dùng cho lớp 10: Đội ngũ từng người không có súng; Đội ngũ tiểu đội; Một số loại bom, mìn, đạn; Kỹ thuật băng bó, cấp cứu; Các động tác cơ bản vận động trong chiến đấu.

Bộ

02

Một bộ gồm 10 tờ, theo tiêu chuẩn bộ mẫu thiết bị dạy học

2.2

Bộ tranh dùng cho lớp 11: Súng trường CKC; Súng tiểu liên AK; Súng chống tăng B40, B41; Cấu tạo, sử dụng một số loại lựu đạn; Thuốc nổ, đồ dùng gây nổ và kỹ thuật sử dụng; Tranh mìn bộ binh; Vật cản, vũ khí tự tạo; Tranh về trang bị của bộ đội phòng hóa; Bản đồ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia; Các loại vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trang bị trong Công an nhân dân.

Bộ

02

Một bộ gồm 10 tờ, theo tiêu chuẩn bộ mẫu thiết bị dạy học

2.3

Bộ tranh dùng cho lớp 12: Sơ đồ Tổ chức quân đội và công an; Tổ chức hệ thống nhà trường quân đội, công an; Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK; Giới thiệu quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Quân đội và Công an.

Bộ

02

Một bộ gồm 10 tờ, theo tiêu chuẩn bộ mẫu thiết bị dạy học

2.4

Thiết bị lưu trữ thông tin GDQPAN

Bộ

02


2.5

Bản đồ địa hình quân sự

Bộ

20

Một bộ gồm 9 tờ

3

Mô hình vũ khí




3.1

Mô hình súng tiểu liên AK luyện tập; CKC, AK, B40, B41 cắt bổ

Khẩu


Theo nhu cầu của từng trường

3.2

Súng tiểu liên AK cấp 5 đã hoán cải, vô hiệu hóa

Khẩu

25


3.3

Mô hình lựu đạn cắt bổ

Quả

05


3.4

Lựu đạn luyện tập

Quả

50


3.5

Mô hình thuốc nổ bánh loại 200g

Bánh

20


3.6

Mô hình vũ khí tự tạo

Hộp

02


3.7

Mô hình mìn bộ binh cắt bổ và tập

Bộ

01


3.8

Mô hình kíp số 8, nụ xùy

Cái

40

Mỗi loại 20 cái

3.9

Mô hình dây cháy chậm (05m)

Bộ

02


3.10

Mô hình lượng nổ khối, lượng nổ dài

Bộ

04

Mỗi loại 02 bộ

4

Máy bắn tập




4.1

Máy bắn tập: MBT-03; TBS-19/AK; HLAK-20

Bộ

01

Mỗi trường có thể dùng một trong 3 loại máy bắn tập; Trường có quy mô trên 20 lớp có thể trang bị 02 bộ

4.2

Thiết bị tạo tiếng nổ và lực giật cho máy bắn tập

Bộ

01


4.3

Thiết bị theo dõi đường ngắm RDS - 07

Bộ

01


5

Thiết bị khác




5.1

Túi đựng hộp tiếp đạn súng tiểu liên AK, túi đựng lựu đạn

Chiếc

20


5.2

Khung và mặt bia số 4

Bộ

20


5.3

Giá đặt bia đa năng

Chiếc

20


5.4

Kính kiểm tra ngắm

Chiếc

04


5.5

Đồng tiền di động

Chiếc

02


5.6

Mô hình đường đạn trong không khí

Chiếc

02


5.7

Hộp dụng cụ huấn luyện

Bộ

04


5.8

Thiết bị tạo tiếng súng và tiếng nổ giả

Bộ

01


5.9

Dụng cụ băng bó cứu thương

Bộ

15


5.10

Cáng cứu thương

Chiếc

05


5.11

Giá súng và bàn thao tác

Bộ


Theo nhu cầu sử dụng của từng trường

5.12

Tủ đựng súng và đựng thiết bị

Bộ



5.13

Khung và mặt bia số 6,7,10

Chiếc

30

Mỗi loại 10 chiếc

5.14

Bia ngắm trúng, ngắm chụm

Chiếc

10


5.15

Mõ quay

Chiếc

10


5.16

Khí tài phòng hô hấp (Mặt nạ phòng độc MV-5)

Chiếc

20


5.17

Khí tài phòng da L-1

Bộ

05


5.18

Bao tiêu độc cá nhân TCV-10

Bộ

05


5.19

Phòng học bộ môn GDQPAN

Phòng

01


5.20

Kho để trang thiết bị môn học GDQPAN

Phòng

01


6

Trang phục




6.1

Trang phục giáo viên GDQPAN


Số lượng cho 1 giáo viên


6.1.1

Trang phục mùa đông

Bộ

01

Dùng cho các trường phía Bắc (Từ đèo Hải Vân trở ra)

6.1.2

Trang phục mùa hè

Bộ

01


6.1.3

Trang phục dã chiến

Bộ

01


6.1.4

Mũ kepi

Chiếc

01


6.1.5

Mũ cứng cuốn vành

Chiếc

01


6.1.6

Mũ mềm dã chiến

Chiếc

01


6.1.7

Dây lưng

Chiếc

01


6.1.8

Giầy da

Đôi

01


6.1.9

Giầy vải cao cổ

Đôi

01


6.1.10

Bít tất

Đôi

02


6.1.11

Sao mũ kepi GDQPAN

Chiếc

01


6.1.12

Sao mũ cứng GDQPAN

Chiếc

01


6.1.13

Sao mũ mềm GDQPAN

Chiếc

01


6.1.14

Nền cấp hiệu GDQPAN

Đôi

01


6.1.15

Nền phù hiệu GDQPAN

Đôi

01


6.1.16

Biển tên

Chiếc

01


6.1.17

Ca ra vát

Chiếc

01


6.2

Trang phục học sinh GDQPAN



Theo nhu cầu sử dụng của từng trường

6.2.1

Trang phục (Dùng chung hai mùa)

Bộ


Nền cấp hiệu, phù hiệu, biển tên GDQPAN may liền áo

6.2.2

Áo bông

Chiếc


Dùng cho các trường phía Bắc (Từ đèo Hải Vân trở ra)

6.2.3

Mũ cứng cuốn vành

Chiếc



6.2.4

Mũ mềm

Chiếc



6.2.5

Giầy vải cao cổ

Đôi



6.2.6

Bít tất

Đôi



6.2.7

Dây lưng

Chiếc



6.2.8

Sao mũ cứng GDQPAN

Chiếc



6.2.9

Sao mũ mềm GDQPAN

Chiếc



Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu trong môn học giáo dục Quốc phòng và an ninh tại trường THPT bao gồm những gì?

Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu trong môn học giáo dục Quốc phòng và an ninh tại trường THPT bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

Yêu cầu cần đạt đối với môn giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT là gì?

Căn cứ theo Mục 4 Chương trình ban hành kèm theo Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu cần đạt đối với môn giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT như sau:

Yêu cầu cần đạt về các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể ban hành kèm theo Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù

Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể thông qua các năng lực đặc thù của môn học là: năng lực nhận thức các vấn đề quốc phòng, an ninh và năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng quân sự đã học vào cuộc sống. Yêu cầu cần đạt về các năng lực đặc thù như sau:

Năng lực

Yêu cầu cần đạt

Nhận thức các vấn đề về quốc phòng, an ninh

- Trình bày được vai trò, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước qua các thời kì lịch sử;

- Nêu được quy định của pháp luật về các nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật;

- Phân tích và trình bày được những vấn đề cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia hiện nay;

- Nêu được nội dung cơ bản của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Giao thông đường bộ, Luật Bảo vệ môi trường, Luật An ninh mạng...; biết phòng chống các loại tội phạm, các tệ nạn xã hội; quy định của pháp luật về các tệ nạn xã hội và trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, trong và ngoài trường học;

- Trình bày được những kĩ năng cơ bản về điều lệnh đội ngũ; kĩ thuật chiến đấu bộ binh, chiến thuật bộ binh; cách sử dụng súng tiểu liên AK, lựu đạn; các công cụ hỗ trợ và cách sử dụng, trường hợp sử dụng công cụ hỗ trợ;

- Nêu được các nội dung phòng không nhân dân, phòng chống bom, mìn, vũ khí hóa học, sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ...; kĩ năng quan sát, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo; biết tìm và giữ phương hướng, biết lợi dụng địa hình, địa vật và vận dụng được kĩ thuật, chiến thuật cá nhân trong thực hành các kĩ năng quân sự.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng quân sự đã học vào cuộc sống

- Xác định được vai trò, vị trí, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

- Thực hiện được trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc phù hợp với lứa tuổi;

- Nhận diện được các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, tội phạm và biện pháp phòng, chống; tích cực, chủ động đấu tranh phòng, chống tội phạm;

- Biết phát huy khả năng bản thân, dụng cụ, phương tiện, vật chất sẵn có để vượt qua những thử thách trong cuộc sống, sẵn sàng ứng phó với tình huống có bạo loạn, chiến tranh;

- Thực hiện được những kĩ năng cơ bản về điều lệnh đội ngũ; kĩ thuật chiến đấu bộ binh, chiến thuật bộ binh; biết sử dụng súng tiểu liên AK; biết nhìn nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo; biết tìm và giữ phương hướng, biết lợi dụng địa hình, địa vật và vận dụng được kĩ thuật, chiến thuật cá nhân trong thực hành các kĩ năng quân sự;

- Thực hiện được pháp luật về trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng và chống ma túy, an ninh mạng, an ninh phi truyền thống; có kĩ năng phòng và chống thiên tai, dịch bệnh cho bản thân và cộng đồng;

- Thực hiện được một số kĩ năng cơ bản về phòng không nhân dân;

- Thực hiện được một số kĩ năng phòng chống bom, mìn, vũ khí hóa học, sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ...;

- Biết vận dụng kiến thức về phòng thủ dân sự, kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân trong cuộc sống.

Đặc điểm môn học giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT là gì?

Căn cứ theo Mục 1 Chương trình ban hành kèm theo Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT có nêu rõ đặc điểm môn học giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT như sau:

- Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, góp phần giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng niềm tự hào tự tôn dân tộc. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành ở học sinh các phẩm chất, năng lực chung được quy định trong chương trình tổng thể, thông qua nội dung môn học hình thành năng lực nhận thức các vấn đề về quốc phòng, an ninh và vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.

- Ở cấp tiểu học, trung học cơ sở giáo dục quốc phòng và an ninh được thực hiện lồng ghép thông qua nội dung các môn học trong chương trình, kết hợp với hoạt động ngoại khóa phù hợp với lứa tuổi, bảo đảm cho học sinh hình thành những hiểu biết ban đầu về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc về lực lượng vũ trang nhân dân và ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

- Ở cấp trung học phổ thông là môn học chính khóa, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kĩ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
3,132 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào