Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm năm 2023? Quyền lợi của người lao động khi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

Anh chị cho tôi xin về tên các ngành nghề được xem là nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và những quyền lợi của người lao động khi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm với ạ? Tôi cảm ơn!

Thế nào là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là các công việc khi thực hiện sẽ có các yếu tố gây hại, tổn thương đến sức khỏe, tinh thân hoặc có nguy cơ cao và được quy định trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH .

Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hiện nay?

Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH đã quy định 1838 nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và chia thành 31 lĩnh vực khác nhau theo đó:

- Khai thác khoáng sản: 108 nghề/công việc;

- Cơ khí, luyện kim: 180 nghề/công việc;

- Hóa chất: 159 nghề/công việc;

- Vận tải: 100 nghề/công việc;

- Xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi: 58 nghề/công việc;

- Điện: 100 nghề/công việc;

- Thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông: 39 nghề/công việc;

- Sản xuất xi măng: 39 nghề/công việc;

- Sành sứ, thủy tinh, nhựa tạp phẩm, giấy, gỗ: 52 nghề/công việc;

- Da giày, dệt may: 58 nghề/công việc;

- Nông nghiệp và lâm nghiệp (bao gồm trồng trọt, khai thác, chế biến nông, lâm sản, chăn nuôi - chế biến gia súc, gia cầm): 118 nghề/công việc;

- Thương mại: 47 nghề/công việc;

- Phát thanh, truyền hình: 18 nghề/công việc;

- Dự trữ quốc gia: 05 nghề/công việc;

- Y tế và dược: 66 nghề/công việc;

- Thủy lợi: 21 nghề/công việc;

- Cơ yếu: 17 nghề/công việc;

- Địa chất: 24 nghề/công việc;

- Xây dựng (xây lắp): 12 nghề/công việc;

- Vệ sinh môi trường: 27 nghề/công việc;

- Sản xuất gạch, gốm, sứ, đá, cát, sỏi, kính xây dựng, vật liệu xây dựng: 46 nghề/công việc;

- Sản xuất thuốc lá: 32 nghề/công việc;

- Địa chính: 06 nghề/công việc;

- Khí tượng thủy văn: 08 nghề/công việc;

- Khoa học công nghệ: 57 nghề/công việc;

- Hàng không: 55 nghề/công việc;

- Sản xuất, chế biến muối ăn: 03 nghề/công việc;

- Thể dục - thể thao, văn hóa thông tin: 47 nghề/công việc;

- Thương binh và xã hội: 14 nghề/công việc;

- Bánh kẹo, bia, rượu, nước giải khát: 23 nghề/công việc;

- Du lịch: 08 nghề/công việc;

- Ngân hàng: 16 nghề/công việc;

- Sản xuất giấy: 24 nghề/công việc;

- Thủy sản: 38 nghề/công việc;

- Dầu khí: 119 nghề/công việc;

- Chế biến thực phẩm: 14 nghề/công việc;

- Giáo dục - đào tạo: 04 nghề/công việc;

- Hải quan: 09 nghề/công việc;

- Sản xuất ô tô xe máy: 23 nghề/công việc;

- Lưu trữ: 01 nghề/công việc;

- Tài nguyên môi trường: 24 nghề/công việc;

- Cao su: 19 nghề/công việc.

Một số ngành, nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc một số lĩnh vực:

- Lĩnh vực khai thác khoáng sản:

- Lĩnh vực cơ khí, luyện kim:

- Lĩnh vực hóa chất:

Xem toàn bộ danh mục ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Tại đây.

Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm năm 2023? Quyền lợi của người lao động khi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm năm 2023? Quyền lợi của người lao động khi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm? (Hình từ internet)

Quyền lợi của người lao động khi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

Chế độ nghỉ hàng năm:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chế độ nghỉ hàng năm như sau:

“Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.”

Theo đó, đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được nghỉ hằng năm 16 ngày.

Chế độ ốm đau:

Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:

“Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”

Theo đó, đối với nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày;

Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Chế độ tuổi nghỉ hưu:

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:

“Điều 169. Tuổi nghỉ hưu
...
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Trường hợp làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trên đây là danh mục các ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và những quyền lợi mà người lao động có thể nhận khi làm các ngành nghề thuộc danh mục trên.

Có được sử dụng người lao động cao tuổi và người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại hay không?

Căn cứ khoản 3 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Sử dụng người lao động cao tuổi
...
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 160 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật
...
2. Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.

Theo đó, người sử dụng lao động bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn thì có thể sử dụng người lao động cao tuổi để làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Còn đối với người khuyết tật nếu được người này đồng ý sau khi đã được cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó thì người sử dụng lao động có thể sử dụng người khuyết tật để làm công việc nặng nhọc, độc hại.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

286,072 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào