Danh mục dự án quan trọng ưu tiên đầu tư trong Quy hoạch điện 8? Giao Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về số liệu như thế nào?
Danh mục các dự án quan trọng ưu tiên đầu tư của ngành điện trong Quy hoạch điện 8?
Ngày 15/5,Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8).
Theo đó, Danh mục các dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư nêu tại các Phụ lục I, II ban hành kèm theo Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023 cụ thể như sau:
Danh mục các đề án/dự án ưu tiên về hoàn thiện chính sách pháp luật và tăng cường năng lực của ngành điện:
(1) Các đề án/dự án xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật.
(2) Đề án/dự án tăng cường năng lực khoa học công nghệ, xây dựng trung tâm nghiên cứu cơ bản, trung tâm phát triển bao gồm:
- Trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới;
- Trung tâm nghiên cứu năng lượng và biến đổi khí hậu;
- Trung tâm nghiên cứu phát triển điện hạt nhân;
- Nghiên cứu đề án hình thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng.
(3) Đề án/dự án đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Danh mục và tiến độ các dự án nguồn và lưới điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện gồm:
- Danh mục các nhà máy nhiệt điện LNG.
- Danh mục các nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) than đang xây dựng.
- Danh mục các dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn trong thay đổi cổ đông, thu xếp vốn.
- Danh mục nguồn điện đồng phát, nguồn điện sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ trong các cơ sở công nghiệp.
- Danh mục các nhà máy nhiệt điện khí trong nước.
- Danh mục các nguồn thủy điện vừa và lớn.
- Danh mục các thủy điện tích năng.
- Danh mục các trạm biến áp 500 kV xây mới và cải tạo khu vực miền Bắc đưa vào vận hành giai đoạn 2021 - 2030.
- Danh mục các đường dây 500 kV xây mới và cải tạo khu vực miền Bắc đưa vào vận hành giai đoạn 2021 - 2030.
- Danh mục các trạm biến áp 220 kV xây mới và cải tạo khu vực miền Bắc đưa vào vận hành giai đoạn 2021 - 2030
- Danh mục các đường dây 220 kV xây mới và cải tạo khu vực miền Bắc đưa vào vận hành giai đoạn 2021 - 2030.
- Danh mục các trạm biến áp 500 kV xây mới và cải tạo miền Trung đưa vào vận hành giai đoạn 2021 - 2030.
- Danh mục các đường dây 500 kV xây mới và cải tạo khu vực miền Trung đưa vào vận hành giai đoạn 2021 - 2030.
- Danh mục các trạm biến áp 220 kV xây mới và cải tạo khu vực miền Trung đưa vào vận hành giai đoạn 2021 - 2030.
- Danh mục các đường dây 220 kV xây mới và cải tạo khu vực miền Trung đưa vào vận hành giai đoạn 2021 - 2030.
- Danh mục các trạm biến áp 500 kV xây mới và cải tạo miền Nam đưa vào vận hành giai đoạn 2021 - 2030.
- Danh mục các đường dây 500 kV xây mới và cải tạo khu vực miền Nam đưa vào vận hành giai đoạn 2021 - 2030
- Danh mục các trạm biến áp 220 kV xây mới và cải tạo khu vực miền Nam đưa vào vận hành giai đoạn 2021 - 2030.
- Danh mục các đường dây 220 kV xây mới và cải tạo khu vực miền Nam đưa vào vận hành giai đoạn 2021 - 2030.
Cụ thể xem toàn bộ Danh mục dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện tại đây.
Danh mục dự án quan trọng ưu tiên đầu tư của ngành điện trong Quy hoạch điện 8? Giao Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về số liệu? (Hình từ Internet)
Danh mục dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện được xây dựng dựa trên các tiêu chí nào?
Tại Mục V Điều 1 Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023 quy định về Danh mục dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện và thứ tự ưu tiên thực hiện có nội dung trên như sau:
Danh mục dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện được xây dựng dựa trên các tiêu chí và luận chứng sau đây:
- Các dự án có vai trò quan trọng trong cân đối cung - cầu điện quốc gia và các vùng, miền, các trung tâm phụ tải quan trọng nhằm đảm bảo an ninh cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Các dự án đảm bảo an ninh quốc phòng; các dự án đảm bảo lợi ích tổng hợp kinh tế kết hợp an ninh quốc phòng.
- Các dự án cần thực hiện để đảm bảo tính đồng bộ giữa quy hoạch phát triển điện lực và các quy hoạch năng lượng khác.
- Các dự án tăng cường nguồn điện cho các khu vực có nguy cơ thiếu điện.
- Các dự án nhằm đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống điện quốc gia giữa nguồn điện chạy nền, nguồn điện năng lượng tái tạo và phụ tải (thủy điện tích năng, pin lưu trữ năng lượng...).
- Các dự án góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường (sinh khối, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn, đồng phát, sử dụng khí dư...), thực hiện các cam kết về khí hậu.
- Các dự án tự sản, tự tiêu.
- Các dự án góp phần tạo ra hệ sinh thái tổng thể về công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo.
- Các dự án xuất khẩu điện, xuất khẩu năng lượng mới sản xuất từ năng lượng tái tạo.
- Các dự án sử dụng đất hiệu quả.
- Các dự án lưới điện 500 kV và 220 kV.
- Tính khả thi trong triển khai.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Giao Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về số liệu như thế nào?
Về vấn đề này, Điều 2 Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023 quy định trách nhiệm của Bộ Công thương như sau:
Bộ Công thương chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong Hồ sơ quy hoạch, bảo đảm thống nhất với nội dung của Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023.
Đồng thời, tổ chức công bố quy hoạch theo quy định và triển khai thực hiện Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023 gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật; xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch dựa trên tiêu chí, luận chứng quy định tại Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023 để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong quy hoạch; tổ chức đánh giá thực hiện quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.
Hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ Kế hoạch thực hiện quy hoạch trong tháng 6 năm 2023.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện xây dựng và trình Chính phủ Luật Điện lực sửa đổi và Luật về năng lượng tái tạo để trình Quốc hội trong năm 2024.
Trình Chính phủ ban hành các chính sách về mua bán điện trực tiếp.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục làm việc với các chủ đầu tư, rà soát kỹ các quy định của pháp luật, các cam kết, thỏa thuận giữa các bên để xử lý dứt điểm các dự án trong Bảng 3 Phụ lục II đang gặp khó khăn trong triển khai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.
Mặt khác, Thủ tướng giao các bộ, ngành, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để triển khai đúng tiến độ các dự án trong Quy hoạch điện 8;
Và đề xuất cơ chế, chính sách, các giải pháp tháo gỡ vướng mắc để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.