Danh mục dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm đường sắt cụ thể hóa chương trình phát triển giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2030 thế nào?

Danh mục dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm đường sắt cụ thể hóa chương trình phát triển giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2030 thế nào? Thắc mắc của anh N.C ở Bình Định.

Danh mục dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm đường sắt cụ thể hóa chương trình phát triển giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2030 thế nào?

Căn cứ tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị quyết 178/NQ-CP năm 2023 Chính phủ quy định danh mục dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm đường sắt cụ thể hóa chương trình phát triển giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2030 như sau:

STT

Công trình

Chiều dài dự kiến (km)

Khổ đường (mm)

Lộ trình đầu tư đến năm 2030

Lộ trình đầu tư sau năm 2030

A

Đường sắt quốc gia





I

Đường sắt hiện có

2.440




1

Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh

1.726

1.000

X

X

2

Hà Nội - Lào Cai (bao gồm xây dựng mới đoạn nối ray ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc)

296

1.000

X

X

3

Hà Nội - Hải Phòng

102

1.000

X

X

4

Hà Nội - Thái Nguyên

55

1.000 và 1.435

X


5

Hà Nội - Lạng Sơn

167

1.000 và 1.435

X


6

Kép - Chí Linh

38

1.435


X

7

Kép - Lưu Xá

56

1.435


X

II

Đường sắt xây dựng mới

2.417




1

Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân

129

1.000 và 1.435

X


2

Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

380

1.435

X

X

3

Biên Hòa - Vũng Tàu

84

1.435

X

X

4

Hà Nội - Đồng Đăng

156

1.435


X

5

Thành phố Hồ Chí Minh - Lộc Ninh

128

1.435

X

X

6

Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ

174

1.435

X

X

7

Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ

103

1.435

X

X

8

Tháp Chàm - Đà Lạt

84

1.000


X

9

Mỹ Thủy - Đông Hà - Lao Bảo

114

1.435


X

10

Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước (Tây Nguyên)

550

1.435


X

11

Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái

73

1.435


X

12

Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh (bao gồm cả đoạn Nam Hải Phòng - Hạ Long dài khoảng 37 km)

101

1.435


X

13

Hạ Long - Móng Cái

150

1.435


X

14

Vành đai phía Đông Thành phố Hà Nội: đoạn Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng - Thạch Lỗi

59

1.000 và 1.435

X

X

15

Vành đai phía Tây Thành phố Hà Nội: đoạn Ngọc Hồi - Thạch Lỗi

54

1.000 và 1.435


X

16

Thủ Thiêm - Long Thành

38

1.435

X

X

17

Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh

40

1.435


X

III

Đường sắt kết nối vào các cảng biển






Nhánh đường sắt kết nối một số cảng biển (Nghi Sơn, Liên Chiểu, Cửa Lò, Chân Mây, Dung Quất, Vân Phong, Phan Thiết, Cà Ná, Cam Ranh, Thịnh Long...)



X

X

IV

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

1.545




1

Hà Nội - Vinh

281

1.435

X

X

2

Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh

370

1.435

X

X

3

Vinh - Nha Trang

894

1.435


X

B

Đường sắt nội vùng (Vùng Thủ đô Hà Nội, Vùng Thành phố Hồ Chí Minh…)

X

X

C

Đường sắt đô thị





I

Thành phố Hà Nội





1

Tuyến số 1: Ngọc Hồi - Yên Viên và Gia Lâm - Lạc Đạo

36

1435

X

X

2

Tuyến số 2: Nội Bài - Nam Thăng Long - Thượng Đình - Hoàng Quốc Việt và đoạn Nội Bài - Trung Giã

51

1435

X

X

3

Tuyến số 2A: Cát Linh - Hà Đông - Xuân Mai

24

1435

X

X

4

Tuyến số 3: Sơn Tây - Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai

56

1435

X

X

5

Tuyến số 4: Mê Linh - Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy - Cổ Nhuế - Liên Hà

54

1435

X

X

6

Tuyến số 5: Đường Văn Cao - Ngọc Khánh - Đại lộ Thăng Long - Vành đai 4 - Hòa Lạc

39

1435

X

X

7

Tuyến số 6: Nội Bài - Phú Diễn - Hà Đông - Ngọc Hồi

43

1435

X

X

8

Tuyến số 7: Mê Linh - Đô thị mới Nhổn - Vân Canh - Dương Nội

28

1435

X

X

9

Tuyến số 8: Sơn Đồng - Mai Dịch - Vành đai 3 - Lĩnh Nam - Dương Xá

37

1435

X

X

10

Tuyến Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai

32

1435

X

X

11

Các tuyến tàu điện một ray (monorail)

44

-

X

X

II

Thành phố Hồ Chí Minh





1

Tuyến số 1: Bến Thành - Suối Tiên

19,7

1435

X

X

2

Tuyến số 2: Đô thị Tây Bắc - Bến xe Tây Ninh - Trường Chinh - Cách Mạng Tháng Tám - Bến Thành - Thủ Thiêm

48

1435

X

X

3

Tuyến số 3a: Bến Thành - Ngã 6 Cộng Hòa - Hùng Vương - Hồng Bàng - Kinh Dương Vương - ga Tân Kiên

19,8

1435

X

X

4

Tuyến số 3b: Ngã 6 Cộng Hòa - Nguyễn Thị Minh Khai - Xô Viết Nghệ Tĩnh - quốc lộ 13 - Hiệp Bình Phước

12,1

1435

X

X

5

Tuyến số 4: Thạnh Xuân - Nguyễn Kiệm - Bến Thành -Tôn Đản - Khu đô thị Hiệp Phước

36,2

1435

X

X

6

Tuyến số 4b: Ga Công viên Gia Định - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - Công viên Hoàng Văn Thụ - Ga Lăng Cha Cả

5,2

1435

X

X

7

Tuyến số 5: Bến xe cần Giuộc mới - Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu - cầu Sài Gòn

26

1435

X

X

8

Tuyến số 6: Bà Quẹo - Vòng xoay Phú Lâm

5,6

1435

X

X

9

Đường sắt đô thị khác (Tramway hoặc Monorail)

56,5

-


X

Như vậy, dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm đường sắt cụ thể hóa chương trình phát triển giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2030 bao gồm những dự án nêu trên.

Danh mục dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm đường sắt cụ thể hóa chương trình phát triển giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2030 thế nào?

Danh mục dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm đường sắt cụ thể hóa chương trình phát triển giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2030 thế nào? (Hình từ internet)

Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Đường sắt 2017 quy định nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt gồm có các nguyên tắc như sau:

- Bảo đảm hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác và hiệu quả; phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

- Phát triển đường sắt theo quy hoạch, kế hoạch, gắn kết với các loại hình giao thông vận tải khác và hội nhập quốc tế, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ.

- Điều hành thống nhất, tập trung hoạt động giao thông vận tải đường sắt.

- Tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng với kinh doanh vận tải trên đường sắt do Nhà nước đầu tư.

- Bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh đường sắt.

Phương tiện giao thông đường sắt khi tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Đường sắt 2017 quy định phương tiện giao thông đường sắt khi tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện như sau:

- Bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

- Có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Có Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt hoặc Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.

Ngoài ra, phương tiện giao thông đường sắt khi di chuyển trong trường hợp đặc biệt được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
832 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào