Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0 gồm những gì?

Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0 gồm những gì? Câu hỏi từ anh L.T - TPHCM.

Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0 gồm những gì?

Căn cứ Quyết định 2117/QĐ-TTg năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trong đó Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng bao gồm:

(1) Lĩnh vực công nghệ số (Digital technologies)

- Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence).

- Internet vạn vật (Internet of Things).

- Công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Big data analytics).

- Công nghệ chuỗi khối (Blockchain).

- Điện toán đám mây (Cloud computing), Điện toán lưới (Grid computing), Điện toán biên (Edge computing).

- Điện toán lượng tử (Quantum computing).

- Công nghệ mạng thế hệ sau (5G, 6G, NG-PON, SDN/NFV, SD-RAN, SD-WAN Network Slicing, LPWAN, IO-Link Wireless).

- Thực tại ảo (Virtual reality), Thực tại tăng cường (Augmented reality), Thực tại trộn (Mixed reality).

- Công nghệ an ninh mạng thông minh, tự khắc phục và thích ứng (Intelligent, Remediating and Adaptive cybersecurity).

- Bản sao số (Digital twin).

- Công nghệ mô phỏng nhà máy sản xuất (Plant simulation).

- Nông nghiệp chính xác (Precision agriculture).

(2) Lĩnh vực vật lý (Physics)

- Robot tự hành (Autonomous Robots), Robot cộng tác (Collaborative robotics-Cobot), phương tiện bay không người lái (UAV), phương tiện tự hành dưới nước (AUV).

- In 3D tiên tiến (Advanced 3D Printing).

- Công nghệ chế tạo vật liệu nano (Nanomaterials), thiết bị nano (Nanodevices).

- Công nghệ chế tạo vật liệu chức năng (Functional materials).

- Công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh nhỏ và siêu nhỏ (Micro and nano satellites).

- Công nghệ ánh sáng và quang tử (Photonics and Light technologies).

(3) Lĩnh vực công nghệ sinh học (Biotechnologies)

- Sinh học tổng hợp (Synthetic biology).

- Công nghệ thần kinh (Neurotechnologies).

- Tế bào gốc (Stem cells).

- Công nghệ Enzyme (Enzyme technologies).

- Tin sinh học (Bioinformatics).

- Chip sinh học và cảm biến sinh học (Biochips and Biosensors).

- Y học tái tạo và kỹ thuật tạo mô (Regenerative medicine and tissue engineering).

- Công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới (Next-generation sequencing technologies).

(4) Lĩnh vực năng lượng và môi trường (Energy and Environment)

- Công nghệ chế tạo pin nhiên liệu (Fuel cells).

- Công nghệ tổng hợp nhiên liệu sinh học tiên tiến (Advanced Biofuels).

- Năng lượng Hydrogen (Hydrogen energy).

- Quang điện (Photovoltaics).

- Công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến (Advanced energy storage technologies).

- Công nghệ tiên tiến trong thăm dò, thu hồi dầu và khí (Advanced oil and gas exploration and recovery).

- Thu thập và lưu trữ các bon (Carbon capture and storage).

- Năng lượng vi mô (Power microgeneration).

- Công nghệ tua bin gió tiên tiến (Advanced Wind turbine technologies).

- Công nghệ năng lượng địa nhiệt (Geothermal energy), năng lượng đại dương và năng lượng sóng (Marine and Tidal power technologies).

- Lưới điện thông minh (Smart grids).

Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0 gồm nhũng gì?

Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0 gồm nhũng gì? (Hình từ Internet)

Quan điểm chỉ đạo về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ra sao?

Căn cứ Nghị quyết 52-NQ/TW năm 2019 về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Bộ Chính trị ban hành nêu rõ quan điểm chỉ đạo như sau:

- Chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng thời nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm, bản chất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cả cơ hội và thách thức.

Phải nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội thông qua nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, nhất là một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới.

Chủ động phòng ngừa, ứng phó để hạn chế các tác động tiêu cực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn, công bằng xã hội và tính bền vững của quá trình phát triển đất nước.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư yêu cầu phải đổi mới tư duy về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, xây dựng, hoàn thiện thể chế cho phù hợp.

Cần có cách tiếp cận mở, sáng tạo, cho thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo mọi thuận lợi cho đổi mới sáng tạo.

Tránh mọi biểu hiện bàng quan, thiếu tự tin, thụ động, nhưng không chủ quan, nóng vội, duy ý chí.

- Phát huy tối đa các nguồn lực, bảo đảm đủ nguồn lực cho việc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xác định nguồn lực bên trong là quyết định, chiến lược, cơ bản lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của toàn xã hội.

Mục tiêu về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ra sao?

Theo tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 52-NQ/TW năm 2019, mục tiêu của chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như sau:

Mục tiêu tổng quát:

Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

Duy trì xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc 3 nước dẫn đầu ASEAN.

Xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100% các xã.

Kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP; năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm.

Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội.

Thuộc nhóm bốn nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc. Có ít nhất ba đô thị thông minh tại ba vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung.

Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2030:

Duy trì xếp hạng về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới.

Mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc; mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp.

Kinh tế số chiếm trên 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 7,5%/năm. Hoàn thành xây dựng Chính phủ số.

Hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
746 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào