Danh mục chất cấm trong chăn nuôi hiện nay? Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị phạt tới 160 triệu đồng?
Danh mục chất cấm trong chăn nuôi hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, quy định 25 loại chất cấn sử trong chăn nuôi được thể hiện ở bảng sau:
Xem đầy đủ danh mục 25 loại chất cấm trong chăn nuôi tại: Tại đây
Danh mục chất cấm trong chăn nuôi hiện nay? Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị phạt tới 160 triệu đồng? (Hình từ internet)
Việc ghi nhãn thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, việc ghi nhãn thức ăn chăn nuôi phải thực hiện như sau:
- Nội dung thể hiện trên nhãn thức ăn chăn nuôi được quy định lại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT.
- Thức ăn chăn nuôi là hàng rời khi lưu thông phải có tài liệu kèm theo được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT, trừ trường hợp thức ăn chăn nuôi truyền thống chưa qua chế biến và bán trực tiếp cho người chăn nuôi.
- Thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng, thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ có bao bì khi lưu thông không phải ghi nhãn theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải có dấu hiệu trên bao bì để nhận biết, tránh nhầm lẫn và có tài liệu kèm theo được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT.
- Thức ăn chăn nuôi chứa thuốc thú y có thành phần kháng sinh để phòng, trị bệnh cho vật nuôi phải ghi đủ các thông tin về tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngừng sử dụng trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo khi lưu hành.
Như vậy, việc ghi nhãn thức ăn chăn nuôi được thực hiện theo quy định chung tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT.
Bên cạnh đó, còn tùy thuộc vào từng loại thức ăn chăn nuôi khác nhau mà việc ghi nhãn thức ăn chăn nuôi sẽ có những quy định riêng (điển hình là thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng, thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ có bao bì khi lưu không phải ghi nhãn nhưng phải có dấu hiệu, tài liệu thèm theo theo quy định).
Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
Tại khoản 4, khoản 5 Điều 28 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi (một số cụm từ được thay thế bởi khoản 15 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP), việc xử phạt hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi được quy định như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng chất cấm, thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh trong chăn nuôi
...
4. Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; trường hợp không thể chuyển đổi được mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;
b) Buộc tiêu hủy chất cấm và vật nuôi đã sử dụng chất cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, việc sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi sẽ bị phạt nặng với mức tiền lớn. Trên đây là mức phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi với số tiền phạt lên đến 160 triệu đồng.
Đồng thời, các nhân tổ chức vi phạm buộc áp dụng biện pháp tiêu hủy chất cấm và vật nuôi đã sử dụng chất cấm. Nặng hơn, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.