Danh mục các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam sẽ được áp dụng vào ngày 01/6/2024?

Danh mục các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam sẽ được áp dụng vào ngày 01/6/2024? Câu hỏi của anh D (Kiên Giang)

Danh mục các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam sẽ được áp dụng vào ngày 01/6/2024?

Hiện hành, căn cứ vào Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BGTVT quy định về danh mục các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam hiện nay như sau:

Danh mục các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam hiện hành

>> Phụ lục I danh mục các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam hiện nay: Tải về

Tuy nhiên, từ ngày 01/6/2024 các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam sẽ có những thay đổi theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2024/TT-BGTVT trong thời gian tới như sau:

Danh mục các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam sẽ được áp dụng vào ngày 01/6/2024?

>> Phụ lục I danh mục các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam từ ngày 01/6/2024: Tải về

Danh mục các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam sẽ được áp dụng vào ngày 01/6/2024?

Danh mục các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam sẽ được áp dụng vào ngày 01/6/2024? (Hình ảnh Internet)

Trách nhiệm quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo thuộc về cơ quan nào?

Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 16/2013/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-BGTVT có quy định trách nhiệm quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo như sau:

- Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức quản lý hoạt động vận tải thủy trên tuyến quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này theo quy định của pháp luật hàng hải và giao thông đường thủy nội địa; tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thực thi, chấp hành các quy định của pháp luật về hàng hải, đường thủy nội địa đối với các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được Bộ Giao thông vận tải phân cấp cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức quản lý hoặc kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị được giao tổ chức quản lý đối với các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo khác được công bố theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thực thi, chấp hành các quy định của pháp luật về đường thuỷ nội địa đối với các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo được Bộ Giao thông vận tải phân cấp cho các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Giao thông vận tải xem xét, phân cấp việc tổ chức quản lý hoạt động vận tải thủy trên tuyến được đề xuất phân cấp theo quy định hiện hành.

Như vậy, trên đây là trách nhiệm quản lý tuyến vận tải thủy tù bờ ra đảo.

Thủ tục cho phương tiện thủy nội địa vào cảng biển đối với vận tải thủy từ bờ ra đảo thuộc vùng biển Việt Nam?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 16/2013/TT-BGTVT quy định thủ tục phương tiện vào, rời cảng, bến như sau:

Thủ tục phương tiện vào, rời cảng, bến
1. Thủ tục phương tiện vào, rời cảng biển được thực hiện theo quy định của pháp luật hàng hải.

Như vậy, thủ tục phương tiện vào, rời cảng biển đối với vận tải thủy từ bờ ra đảo thuộc vùng biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật hàng hải.

Căn cứ Điều 99 Nghị định 58/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 74/2023/NĐ-CP quy định thủ tục cho phương tiện thủy nội địa vào cảng biển như sau:

Thủ tục cho phương tiện thủy nội địa vào cảng biển
Thủ tục cho phương tiện thủy nội địa vào cảng biển, trừ phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB, thực hiện như sau:
1. Địa điểm làm thủ tục: Trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện hoặc các trạm của Cảng vụ hàng hải.
2. Trước khi phương tiện vào cảng biển hoặc sau khi vào neo đậu an toàn, người làm thủ tục nộp, xuất trình Cảng vụ hàng hải đủ các giấy tờ, tài liệu sau:
a) Giấy tờ phải nộp (bản chính), mỗi loại 01 bản, bao gồm (các mẫu văn bản được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này): Bản khai chung (đối với phương tiện thủy nội địa) theo Mẫu số 59, Danh sách thuyền viên (đối với phương tiện thủy nội địa) theo Mẫu số 60, Danh sách hành khách (đối với phương tiện chở khách) theo Mẫu số 61, Giấy phép rời cảng;”
b) Giấy tờ phải xuất trình (bản chính): Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện; Sổ Danh bạ thuyền viên; Bằng hoặc Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện; Hợp đồng vận chuyển hoặc hóa đơn xuất kho hoặc giấy vận chuyển hàng hóa (nếu có).
3. Chậm nhất 30 phút kể từ khi người làm thủ tục đã nộp và xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều này Cảng vụ hàng hải hoàn thành thủ tục. Trường hợp không hoàn thành thủ tục phải trả lời và nêu rõ lý do.

Như vậy, thủ tục cho phương tiện thủy nội địa vào cảng biển đối với vận tải thủy từ bờ ra đảo sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.

Thủ tục phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào, rời cảng, bến thủy nội địa như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 16/2013/TT-BGTVT có quy định về thủ tục phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào, rời cảng, bến thủy nội địa như sau:

Thủ tục phương tiện vào, rời cảng, bến
...
2. Thủ tục phương tiện vào, rời cảng, bến thủy nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật giao thông đường thủy nội địa.

Bên cạnh đó, tại Điều 50 Nghi định 08/2021/NĐ-CP có quy định về thủ tục phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào, rời cảng, bến thủy nội địa như sau:

- Phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào, rời cảng, bến thủy nội địa phải làm thủ tục để được cấp giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa.

- Trước khi phương tiện, thủy phi cơ vào, rời cảng, bến thủy nội địa, người làm thủ tục thông báo về phương tiện (số đăng ký), thời gian sẽ vào, rời cảng, bến thủy nội địa và loại hàng hóa hoặc số lượng hành khách cho Cảng vụ biết. Thông báo bằng tin nhắn, điện thoại hoặc hình thức khác.

Thuyền trưởng, người lái phương tiện chỉ được đưa phương tiện, thủy phi cơ vào, rời cảng, bến thủy nội địa khi có đồng ý của Cảng vụ. Thời gian thông báo như sau:

+ Trước 02 giờ đối với phương tiện vận tải hàng hóa;

+ Trước 01 giờ đối với phương tiện vận tải hành khách, thủy phi cơ.

- Thủ tục phương tiện, thủy phi cơ vào, rời cảng, bến thủy nội địa được thực hiện trực tiếp, thực hiện bằng thủ tục điện tử hoặc các hình thức khác theo quy định.

- Phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào, rời cảng, bến thủy nội địa phải nộp phí, lệ phí theo quy định.

Lưu ý: Quy định về thủ tục phương tiện vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu tại Nghi định 08/2021/NĐ-CP không áp dụng đối với phương tiện vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
1,402 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào