Đảng viên được xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng trong trường hợp nào? Đảng viên tự ý bỏ sinh hoạt đảng mà không có lý do chính đáng bị xử lý như thế nào?
Đảng viên xin miễn công tác và miễn sinh hoạt đảng trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 7 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021, các trường hợp đảng viên xin miễn công tác và miễn sinh hoạt đảng như sau:
- Đảng viên tuổi cao, sức khoẻ yếu không thể tham gia sinh hoạt đảng được, tự làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng, chi bộ xem xét, quyết định. Chi uỷ hoặc bí thư chi bộ báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp biết.
- Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có quyền hạn và trách nhiệm sau:
+ Được dự đại hội đảng viên; được cung cấp thông tin theo quy định tại Mục 2.1 nếu đảng viên đó yêu cầu.
+ Được xét tặng Huy hiệu Đảng khi có đủ tiêu chuẩn.
+ Được miễn đánh giá chất lượng đảng viên trong thời gian được miễn công tác và sinh hoạt đảng.
+ Bản thân phải gương mẫu và vận động gia đình chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, nếu vi phạm kỷ luật đảng thì xử lý kỷ luật như đối với đảng viên đang sinh hoạt theo quy định của Điều lệ Đảng.
Đảng viên được xin miễn công tác và miễn sinh hoạt đảng trong trường hợp nào? Trốn không sinh hoạt đảng, đảng viên bị kỷ luật như thế nào?
Đảng viên trốn không sinh hoạt đảng bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định về việc xóa tên đảng viên và giải quyết khiếu nại về xóa tên đảng viên như sau:
"8. Điều 8: Xoá tên đảng viên và giải quyết khiếu nại về xoá tên đảng viên
8.1. Xoá tên đảng viên.
Chi bộ xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau: Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảng viên; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không thực hiện nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ; đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên; đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.
8.2. Giải quyết khiếu nại về xoá tên đảng viên.
8.2.1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xoá tên, đảng viên có quyền khiếu nại với cấp uỷ cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng.
8.2.2. Cơ quan tổ chức của cấp uỷ có trách nhiệm tham mưu giúp cấp uỷ giải quyết khiếu nại. Thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định như sau: Không quá 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, huyện và tương đương; không quá 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
8.2.3. Không giải quyết những trường hợp khiếu nại sau đây: Quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày đảng viên nhận được quyết định xoá tên; đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận; cá nhân hoặc tập thể khiếu nại hộ; khiếu nại khi chưa có quyết định xoá tên của cấp uỷ đảng có thẩm quyền.
8.2.4. Việc giải quyết khiếu nại về xoá tên đối với đảng viên ở ngoài nước có quy định riêng."
Trình tự, thủ tục, cách thức bỏ phiếu thi hành kỷ luật đối với đảng viên như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 về trình tự, thủ tục, cách thức bỏ phiếu thi hành kỷ luật đối với đảng viên như sau:
“Điều 15. Trình tự, thủ tục, cách thức bỏ phiếu thi hành kỷ luật
1. Sau khi xem xét, kết luận tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì tổ chức đảng phải bỏ phiếu biểu quyết hình thức kỷ luật bằng phiếu kín.
2. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm không thuộc thẩm quyền quyết định kỷ luật của cấp mình thì đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Cách tính số phiếu biểu quyết
3.1. Kết quả biểu quyết quyết định các hình thức kỷ luật cụ thể mà không có hình thức kỷ luật nào đủ số phiếu theo quy định, thì cộng dồn số phiếu từ hình thức kỷ luật cao nhất xuống đến hình thức kỷ luật liền kề thấp hơn, đến hình thức nào mà kết quả có đủ số phiếu theo quy định thì quyết định kỷ luật bằng hình thức đó.
3.2. Quyết định kỷ luật hoặc đề nghị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức đối với đảng viên; khiển trách, cảnh cáo đối với tổ chức đảng phải được biểu quyết với sự đồng ý của trên một nửa số đảng viên chính thức hoặc thành viên của tổ chức đảng đó.
3.3. Trường hợp khai trừ đảng viên phải được ít nhất hai phần ba số đảng viên chính thức hoặc thành viên của tổ chức đảng đó nhất trí đề nghị và được sự nhất trí của trên một nửa số thành viên tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền quyết định.
3.4. Trường hợp giải tán tổ chức đảng phải được ít nhất hai phần ba số thành viên cấp ủy cấp trên trực tiếp đề nghị, cấp ủy cấp trên cách một cấp quyết định với sự đồng ý của trên một nửa số thành viên.
3.5. Một nửa hay hai phần ba quy định ở trên được tính trên tổng số đảng viên chính thức hoặc thành viên có quyền biểu quyết của tổ chức đảng, không tính trên số thành viên có mặt trong cuộc họp:
- Ở chi bộ là tổng số đảng viên chính thức (trừ số đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đảng viên đã được giới thiệu sinh hoạt tạm thời ở đảng bộ khác và đảng viên đã được miễn công tác, sinh hoạt đảng không có mặt tại cuộc họp); nếu đảng viên được giới thiệu sinh hoạt tạm thời, đảng viên đã được miễn công tác, sinh hoạt đảng đó có mặt ở cuộc họp, tham gia biểu quyết thì vẫn tính.
- Ở cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra là tổng số cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ hoặc tổng số thành viên ủy ban kiểm tra đương nhiệm (trừ số thành viên đã chuyển sinh hoạt đảng tạm thời không có mặt tại hội nghị, cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt).”
Như vậy, nếu đảng viên không thuộc trường hợp xin miễn công tác và miễn sinh hoạt đảng mà có hành vi trốn không sinh hoạt đảng ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng sẽ bị xoá tên trong danh sách đảng viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.