Dẫn giải là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định dẫn giải? Trước khi dẫn giải phải thực hiện thủ tục gì?

Cho tôi hỏi: Dẫn giải là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định dẫn giải? Trước khi dẫn giải phải thực hiện thủ tục gì? Câu hỏi của anh Quyền đến từ Bình Thuận.

Dẫn giải là gì?

Căn cứ tại điểm l khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 định nghĩa về dẫn giải như sau:

Dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định.

Dẫn giải là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định dẫn giải? Trước khi dẫn giải phải thực hiện thủ tục gì?

Dẫn giải là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định dẫn giải? Trước khi dẫn giải phải thực hiện thủ tục gì? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc áp dụng biện pháp dẫn giải người làm chứng là gì?

Căn cứ tại Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 1502/2008/QĐ-BCA quy định như sau:

Việc bắt, áp giải bị can, bị cáo, người có quyết định thi hành án phạt tù, dẫn giải người làm chứng phải có lệnh, quyết định bắt, áp giải, dẫn giải của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền; theo kế hoạch và phương án cụ thể do thủ trưởng đơn vị Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp duyệt; bố trí đủ lực lượng và trang bị phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ cần thiết để phục vụ công tác.

Căn cứ tại Điều 3 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 1502/2008/QĐ-BCA quy định như sau:

Việc bắt, áp giải bị can, bị cáo, người có quyết định thi hành án phạt tù, dẫn giải người làm chứng phải đảm bảo các yêu cầu về chính trị, nghiệp vụ, pháp luật; bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng, sức khỏe cho cán bộ, chiến sỹ và quần chúng nhân dân trong quá trình thi hành nhiệm vụ; không được xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị bắt, áp giải, dẫn giải.

Như vậy từ những quy định trên khi thực hiện biện pháp dẫn giải phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Phải có lệnh, quyết định dẫn giải của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền;

- Theo kế hoạch và phương án cụ thể do thủ trưởng đơn vị Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp duyệt, bố trí đủ lực lượng và trang bị phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ cần thiết để phục vụ công tác.

- Đảm bảo các yêu cầu về chính trị, nghiệp vụ, pháp luật; bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng, sức khỏe cho cán bộ, chiến sỹ và quần chúng nhân dân trong quá trình thi hành nhiệm vụ;

- Không được xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị dẫn giải.

Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định dẫn giải?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 127 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định cơ quan sau có thẩm quyền ra quyết định dẫn giải:

Áp giải, dẫn giải
1. Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.
2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:
a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
3. Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải.
...

Như vậy theo quy định trên điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định dẫn giải.

Trước khi dẫn giải phải thực hiện thủ tục gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Quyết định 1502/2008/QĐ-BCA quy định thủ tục trước khi dẫn giải như sau:

- Yêu cầu chủ nhà hoặc người có mặt tại nơi người cần dẫn giải đang cư trú, làm việc cho gặp người cần dẫn giải; kiểm tra, đối chiếu ảnh, các giấy tờ tùy thân, xác định đúng là người có tên trong quyết định dẫn giải thì mới tiến hành các thủ tục tiếp theo;

- Đọc quyết định dẫn giải, giải thích cho người bị dẫn giải về quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình bị dẫn giải theo quy định của pháp luật, giải đáp thắc mắc của người bị dẫn giải (nếu có);

- Lập biên bản về việc dẫn giải người làm chứng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

12,818 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào