Đại diện ngoài tố tụng là gì? Hoạt động đại diện ngoài tố tụng của Luật sư như thế nào theo quy định?
Đại diện ngoài tố tụng là gì? Hoạt động đại diện ngoài tố tụng của Luật sư như thế nào theo quy định?
Căn cứ tại Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì đại diện ngoài tố tụng là một trong các hình thức trợ giúp pháp lý.
Cụ thể, hình thức đại diện ngoài tố tụng được quy định tại Điều 33 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 như sau:
Đại diện ngoài tố tụng
1. Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cử người đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý.
Việc cử người đại diện ngoài tố tụng phải được lập thành văn bản và gửi cho người được trợ giúp pháp lý.
Bên cạnh đó, Luật Luật sư 2006 cũng quy định đại diện ngoài tố tụng là một dịch vụ pháp lý của luật sư và thuộc phạm vi hành nghề của luật sư.
Tại Điều 29 Luật Luật sư 2006 quy định chi tiết về hoạt động đại diện ngoài tố tụng của luật sư như sau:
Hoạt động đại diện ngoài tố tụng của luật sư
1. Luật sư đại diện cho khách hàng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc mà luật sư đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức nơi luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.
2. Khi đại diện cho khách hàng, luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, có thể hiểu đại diện ngoài tố tụng là việc trợ giúp viên pháp lý, luật sư thay mặt cho người được trợ giúp pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ trong quan hệ pháp luật trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đại diện ngoài tố tụng là gì? Hoạt động đại diện ngoài tố tụng của Luật sư như thế nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Dịch vụ pháp lý của luật sư gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Luật sư 2006 quy định dịch vụ pháp lý của luật sư gồm:
- Tham gia tố tụng
- Tư vấn pháp luật
- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng
- Các dịch vụ pháp lý khác.
Người tập sự hành nghề luật sư có được thực hiện đại diện ngoài tố tụng không?
Căn cứ tại Điều 14 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau:
Tập sự hành nghề luật sư
1. Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư và người quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này được tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư.
Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật này. Thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư.
Tổ chức hành nghề luật sư phân công luật sư hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư. Luật sư hướng dẫn tập sự phải là người có ít nhất ba năm kinh nghiệm hành nghề luật sư và không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này. Tại cùng một thời điểm, một luật sư không được hướng dẫn quá ba người tập sự.
2. Người tập sự hành nghề luật sư đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sự và được Đoàn luật sư cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư.
Đoàn luật sư có trách nhiệm giám sát việc tập sự hành nghề luật sư.
3. Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật.
Người tập sự hành nghề luật sư được đi cùng với luật sư hướng dẫn gặp gỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự, nguyên đơn, bị đơn và các đương sự khác trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính khi được người đó đồng ý; giúp luật sư hướng dẫn nghiên cứu hồ sơ vụ, việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ, việc và các hoạt động nghề nghiệp khác; được tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo sự phân công của luật sư hướng dẫn khi được khách hàng đồng ý.
Luật sư hướng dẫn phải giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản này.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể việc tập sự hành nghề luật sư.
Theo đó, Người tập sự hành nghề luật sư được đại diện ngoài tố tụng theo sự phân công của luật sư hướng dẫn khi được khách hàng đồng ý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.