Đã có Quyết định 2156 năm 2024 công bố thủ tục hành chính sửa đổi lĩnh vực quản lý thuế như thế nào?
Đã có Quyết định 2156/QĐ-BTC 2024 công bố thủ tục hành chính sửa đổi lĩnh vực quản lý thuế như thế nào?
Ngày 16/9/2024, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 2156/QĐ-BTC 2024 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực quản lý thuế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.
Theo đó, công bố kèm theo Quyết định 2156/QĐ-BTC 2024 một (01) thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực quản lý thuế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính (chi tiết tại Phụ lục kèm theo Quyết định 2156/QĐ-BTC 2024).
Đã có Quyết định 2156 năm 2024 công bố thủ tục hành chính sửa đổi lĩnh vực quản lý thuế như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Cách đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử như thế nào?
Căn cứ Mục 1 Phần A Phần II Quyết định 2156/QĐ-BTC 2024 quy định về trình tự thực hiện thủ tục hành chính cấp Tổng cục Thuế về đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử/Đăng ký thay đổi, bổ sung thông tin giao dịch điện tử như sau:
- Bước 1. Người nộp thuế (NNT) thực hiện truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền/Cổng của tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN thực hiện đăng ký giao dịch/Đăng ký thay đổi, bổ sung thông tin, ký điện tử và gửi đến Tổng cục Thuế.
+ Riêng đối với NNT là cá nhân đã có mã số thuế chưa được cấp chứng thư số và sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử sau khi thực hiện đăng ký giao dịch điện tử phải đến cơ quan thuế bất kỳ xuất trình chứng minh thư nhân dân; hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân để nhận và kích hoạt tài khoản giao dịch thuế điện tử.
+ NNT là cá nhân đã đăng ký và kích hoạt tài khoản định danh điện tử Mức độ 2; đồng thời hệ thống định danh, xác thực điện tử và Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đã được kết nối, vận hành thì NNT được sử dụng tài khoản định danh điện tử thay thế cho việc xuất trình chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu/thẻ căn cước công dân/thẻ căn cước để thực hiện thủ tục đăng ký, kích hoạt tài khoản giao dịch điện tử.
+ Sau khi hoàn thành việc thực hiện đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan thuế theo quy định qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN, NNT phải thực hiện đăng ký với ngân hàng nơi mở tài khoản theo quy định của ngân hàng (đối với trường hợp đăng ký để thực hiện nộp thuế điện tử).
- Bước 2. Tổng cục Thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan thuế.
Quy định chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định về chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử như sau:
(1) Chứng từ điện tử gồm:
- Hồ sơ thuế điện tử: hồ sơ đăng ký thuế; hồ sơ khai thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế; tra soát thông tin nộp thuế; thủ tục bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hồ sơ hoàn thuế; hồ sơ miễn giảm thuế; miễn tiền chậm nộp; không tính tiền chậm nộp; hồ sơ khoanh tiền thuế nợ; hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ và các hồ sơ, văn bản khác về thuế dưới dạng điện tử được quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế.
- Chứng từ nộp NSNN điện tử: chứng từ nộp NSNN theo quy định tại Nghị định 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước (sau đây gọi là Nghị định 11/2020/NĐ-CP) dưới dạng điện tử, trường hợp nộp thuế qua hình thức nộp thuế điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thì chứng từ nộp NSNN là chứng từ giao dịch của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo đủ các thông tin trên mẫu chứng từ nộp NSNN.
- Các thông báo, quyết định, văn bản khác của cơ quan thuế dưới dạng điện tử.
- Các chứng từ điện tử theo quy định tại khoản này phải được ký điện tử theo quy định tại Điều 7 Thông tư 19/2021/TT-BTC. Trường hợp hồ sơ thuế điện tử có các tài liệu kèm theo ở dạng chứng từ giấy phải được chuyển đổi sang dạng điện tử theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử 2023, Nghị định 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính (sau đây gọi là Nghị định 165/2018/NĐ-CP).
(2) Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử: Chứng từ điện tử theo quy định tại Thông tư này có giá trị như hồ sơ, chứng từ, thông báo và các văn bản bằng giấy. Chứng từ điện tử có giá trị là bản gốc nếu được thực hiện bằng một trong các biện pháp quy định tại Điều 5 Nghị định 165/2018/NĐ-CP.
(3) Chuyển đổi chứng từ điện tử sang chứng từ giấy và ngược lại:
Chứng từ điện tử được chuyển đổi sang chứng từ giấy và ngược lại theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử 2023 và Nghị định 165/2018/NĐ-CP và phải đảm bảo các định dạng, tiêu chuẩn kỹ thuật dữ liệu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chứng từ nộp NSNN phục hồi được thực hiện theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử, Nghị định 165/2018/NĐ-CP và Điều 23 Thông tư 19/2021/TT-BTC.
(4) Sửa đổi chứng từ điện tử: Chứng từ điện tử được sửa đổi theo quy định tại Điều 8 Nghị định 165/2018/NĐ-CP.
(5) Lưu trữ chứng từ điện tử: Việc lưu trữ chứng từ điện tử trong lĩnh vực thuế được thực hiện theo thời hạn do pháp luật quy định như đối với chứng từ giấy, phù hợp với môi trường, điều kiện lưu trữ điện tử, các quy định có liên quan của pháp luật về lưu trữ và bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Giao dịch điện tử 2023.
Trường hợp chứng từ điện tử hết thời hạn lưu trữ theo quy định nhưng có liên quan đến tính toàn vẹn về thông tin của hệ thống và các chứng từ điện tử đang lưu hành, thì phải tiếp tục được lưu trữ, cho đến khi việc hủy chứng từ điện tử hoàn toàn không ảnh hưởng đến các giao dịch điện tử khác thì mới được tiêu hủy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.