Đã có Luật Cảnh sát cơ động quy định về đội ngũ, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động có hiệu lực từ ngày 01/01/2023?

Anh chị cho tôi hỏi hiện nay đã có Luật Cảnh sát cơ động quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động hay chưa? Tôi cảm ơn!

Cảnh sát cơ động bao gồm những ai? Vị trí, chức năng của Cảnh sát cơ động thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Cảnh sát cơ động năm 2022 quy định về giải thích từ ngữ theo đó:

Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động bao gồm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc Cảnh sát cơ động.

Điều 3 Luật Cảnh sát cơ động năm 2022 quy định về vị trí, chức năng của Cảnh sát cơ động theo đó:

Cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Công an nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Nguyên tắc hoạt động, xây dựng đội ngũ Cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Cảnh sát cơ động năm 2022 quy định nguyên tắc hoạt động của Cảnh sát cơ động như sau:

“Điều 4. Nguyên tắc hoạt động của Cảnh sát cơ động
1. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Kết hợp chặt chẽ biện pháp vũ trang với các biện pháp công tác khác của lực lượng Công an nhân dân trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
5. Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương.”

Theo đó, Cảnh sát cơ động được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.

Điều 5 Luật Cảnh sát cơ động năm 2022 quy định xây dựng đội ngũ Cảnh sát cơ động như sau:

- Nhà nước xây dựng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; ưu tiên nguồn lực phát triển Cảnh sát cơ động.

- Cơ quan, tổ chức và công dân Việt Nam có trách nhiệm tham gia xây dựng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh.

Năm 2022: Đã có Luật Cảnh sát cơ động quy định về đội ngũ, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động?

Đã có Luật Cảnh sát cơ động quy định về đội ngũ, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động có hiệu lực từ ngày 01/01/2023? (Hình từ internet)

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với Cảnh sát cơ động là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Cảnh sát cơ động năm 2022 quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với Cảnh sát cơ động bao gồm:

- Chống đối, cản trở hoạt động của Cảnh sát cơ động; trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát cơ động trong thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ.

- Chiếm đoạt, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, tàng trữ, sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát cơ động.

- Mua chuộc, hối lộ hoặc có hành vi ép buộc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động làm trái với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Giả danh cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động; giả mạo phương tiện, làm giả, mua bán, sử dụng trái phép trang phục, phù hiệu, con dấu, giấy chứng nhận công tác - Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có hành vi sách nhiễu, gây khó khăn đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Cảnh sát cơ động năm 2022 quy định về hợp tác quốc tế của Cảnh sát cơ động theo đó:

-Hoạt động hợp tác quốc tế của Cảnh sát cơ động thực hiện theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan.

- Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:

+ Trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động;

+ Đào tạo, huấn luyện, diễn tập, hỗ trợ, chuyển giao trang bị, phương tiện, khoa học và công nghệ tăng cường năng lực của Cảnh sát cơ động;

+ Phòng, chống khủng bố, bắt cóc con tin, chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ;

+ Các nội dung hợp tác khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động.

Như vậy, Luật Cảnh sát cơ động quy định về đội ngũ, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,043 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào