Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở sẽ được thực hiện bao nhiêu năm một lần? Nội dung điều tra gồm những gì?
- Thời kỳ, thời điểm điều tra tại Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở là khi nào?
- Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở do những cơ quan nào thực hiện?
- Đối tượng và nội dung của Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở là gì?
- Tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê trong Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở có quyền và nghĩa vụ gì?
Thời kỳ, thời điểm điều tra tại Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở là khi nào?
Căn cứ Quyết định 03/2023/QĐ-TTg về Chương trình điều tra thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15/02/2023, Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở là nội dung thuộc Chương trình điều tra thống kê quốc gia.
Theo nội dung tại tiểu mục 01 Mục I Phần II Chương trình điều tra thống kê quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 03/2023/QĐ-TTg, Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở được thực hiện nhằm mục đích thu thập số liệu về dân số, lao động xã hội và nhà ở phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích quy mô, cơ cấu phân bố và tỷ lệ tăng dân số, nguồn lao động và nhà ở của dân cư.
Đây được xem là cơ sở để lập dàn chọn mẫu cho các cuộc điều tra thống kê có đơn vị điều tra là hộ dân cư.
Theo đó, thời kỳ, thời điểm điều tra tại Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở được xác định như sau:
- Chu kỳ Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở: 10 năm
- Thời điểm tổng điều tra dân số và nhà ở: ngày 01 tháng 4 (tiến hành vào các năm có số tận cùng là 9).
Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở sẽ được thực hiện bao nhiêu năm một lần? Nội dung điều tra gồm những gì?
Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở do những cơ quan nào thực hiện?
Theo tiểu mục 01 Mục I Phần II Chương trình điều tra thống kê quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 03/2023/QĐ-TTg. Các cơ quan thực hiện Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở bao gồm:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê)
- Cơ quan phối hợp: Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp; Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, việc điều tra sẽ được thực hiện kết hợp giữa điều tra toàn bộ và điều tra chọn mẫu.
Đối tượng và nội dung của Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở là gì?
Đối tượng và nội dung của Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở theo tiểu mục 01 Mục I Phần II Chương trình điều tra thống kê quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 03/2023/QĐ-TTg được xác định như sau:
(1) Đối tượng điều tra:
Tất cả công dân Việt Nam cư trú thường xuyên trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam hoặc đang tạm trú ở nước ngoài; hộ dân cư.
(2) Đơn vị điều tra:
Hộ dân cư.
(3) Nội dung điều tra:
- Điều tra toàn bộ:
+ Dân số chia theo giới tính, tuổi, dân tộc, tôn giáo, tình trạng đi học, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật;
Thu thập chỉ tiêu thống kê quốc gia mã số 0102, 0107, 0115.
+ Số lượng và chất lượng nhà ở;
Thu thập chỉ tiêu thống kê quốc gia mã số 0406, 0407.
- Điều tra chọn mẫu:
+ Ngoài các chỉ tiêu điều tra toàn bộ, tiến hành điều tra các nhóm chỉ tiêu sau:
+ Dân số chia theo ngành nghề đào tạo, di cư, tình trạng khuyết tật, tình trạng hôn nhân, tình trạng việc làm của dân số;
Thu thập chỉ tiêu thống kê quốc gia mã số 0108, 0111.
+ Tình hình sinh chết của dân số, tình trạng nhà ở và các điều kiện sinh hoạt của hộ có nhà ở;
Thu thập chỉ tiêu thống kê quốc gia mã số 0103, 0104, 0105, 0106, 0109, 0113.
+ Tỷ suất chết của trẻ em dưới 01 tuổi;
Thu thập chỉ tiêu thống kê quốc gia mã số 1604.
+ Tỷ suất chết của trẻ em dưới 05 tuổi;
Thu thập chỉ tiêu thống kê quốc gia mã số 1605.
+ Tỷ số tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống;
Thu thập chỉ tiêu thống kê quốc gia mã số 1603.
Tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê trong Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Thống kê 2015 về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê.
Tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê trong Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở có quyền và nghĩa vụ như sau:
- Tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê có các quyền sau đây:
+ Được thông báo về quyết định, mục đích, yêu cầu, phạm vi, nội dung chủ yếu và thời hạn của cuộc điều tra;
+ Được bảo đảm bí mật thông tin đã cung cấp cho điều tra viên thống kê theo quy định tại Điều 57 Luật Thống kê 2015;
+ Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về điều tra thống kê.
- Tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê có các nghĩa vụ sau đây:
+ Cung cấp thông tin trung thực, chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu của điều tra viên thống kê hoặc cơ quan tiến hành điều tra thống kê;
+ Không được từ chối hoặc cản trở việc cung cấp thông tin điều tra thống kê;
+ Chịu sự kiểm tra của cơ quan tiến hành điều tra thống kê và thanh tra chuyên ngành thống kê về thông tin đã cung cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.