Cuộc thi xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ I năm 2022: Phạm vi, đối tượng và hình thức và thời gian dự thi?
Phạm vi, đối tượng và hình thức và thời gian dự thi trong cuộc thi xây dựng thiết bị dạy học số?
Theo Điều 2, 4 Thể lệ cuộc thi xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ I, năm 2022 Ban hành kèm theo Quyết định 1338/QĐ-BGDĐT năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về phạm vi, đối tượng và hình thức và thời gian dự thi theo đó:
- Phạm vi: Cuộc thi được tổ chức trên phạm vi toàn quốc.
- Đối tượng dự thi bao gồm:
+ Các cá nhân hoặc nhóm cá nhân đang cư trú tại Việt Nam quan tâm đều có thể nộp sản phẩm tham dự Cuộc thi (sau đây gọi chung là tác giả); các cá nhân chưa đủ 18 tuổi khi tham dự Cuộc thi phải được sự đồng ý của người giám hộ;
+ Thành viên của Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Tổ Thư ký giúp việc Ban Tổ chức, Hội đồng đánh giá không được phép dự thi.
- Hình thức dự thi: Các tác giả có thể dự thi theo hình thức cá nhân hoặc nhóm tác giả. Một nhóm tác giả không quá 03 (ba) thành viên.
- Thời gian tổ chức cuộc thi:
+ Thời gian tiếp nhận sản phẩm dự thi từ ngày 01/7/2022 đến hết ngày 15/8/2022;
+ Thời gian hoàn thành việc đánh giá sản phẩm ở Vòng Sơ khảo: trước ngày 01/10/2022;
+ Thời gian tiếp nhận bình chọn của xã hội đối với các sản phẩm dự thi tại website của Cuộc thi từ ngày 10/10/2022 đến 25/10/2022.
Các điều kiện đối với sản phẩm dự thi trong cuộc thi xây dựng thiết bị dạy học số?
Điều 3 Thể lệ cuộc thi xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ I, năm 2022 Ban hành kèm theo Quyết định 1338/QĐ-BGDĐT năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sản phẩm dự thi như sau:
“Điều 3. Sản phẩm dự thi
1. Sản phẩm dự thi là thiết bị dạy học được xây dựng/thiết kế/số hóa để sử dụng hoàn toàn hoặc một phần trên môi trường số phục vụ cho công tác dạy và học tại các cơ sở giáo dục phổ thông và thường xuyên. Cụ thể:
a) Tư liệu dạy học: Bộ tranh ảnh, video clip;
b) Phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo;
c) Thiết bị thí nghiệm thực hành được kết nối và có thể tương tác được trên máy tính;
d) Các sản phẩm không thuộc điểm a, b, c của khoản 1 Điều này nhưng có thể sử dụng trên môi trường số để tăng cường sự trải nghiệm của người học và có thể thay thế thiết bị dạy học truyền thống.
2. Yêu cầu về sản phẩm dự thi
a) Sản phẩm dự thi phải đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ và sư phạm, phù hợp với các hướng dẫn của Bộ GDĐT về mục tiêu, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng như Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ GDĐT ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học, Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ GDĐT ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học cơ sở và Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ GDĐT ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học phổ thông;
b) Sản phẩm có thể thay thế các thiết bị dạy học truyền thống hoặc những thiết bị thí nghiệm/dụng cụ thí nghiệm không thể sử dụng được trong lớp học;
c) Sản phẩm dự thi không vi phạm các quy định Luật sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật liên quan (nếu có).”
Cuộc thi xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ I, năm 2022: Phạm vi, đối tượng và hình thức và thời gian dự thi?
Các tiêu chí đánh giá trong cuộc thi xây dựng thiết bị dạy học số?
Điều 9 Thể lệ cuộc thi xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ I quy định thang điểm, tiêu chí đánh giá và Phụ lục Tiêu chí đánh giá ban hành kèm theo Quyết định 1338/QĐ-BGDĐT năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
“Điều 9. Thang điểm, tiêu chí đánh giá
1. Các sản phẩm dự thi được chấm theo thang điểm 100, là số tự nhiên.
2. Tiêu chí đánh giá
a) Tính khoa học: 30 điểm;
b) Tính sư phạm và thẩm mỹ: 25 điểm;
c) Tính sáng tạo và ứng dụng: 30 điểm;
d) Tiêu chí khác: 15 điểm.
3. Chi tiết tiêu chí đánh giá sản phẩm dự thi được quy định tại phụ lục kèm theo Quyết định này.”
Phụ lục tiêu chí đánh giá (ban hành kèm theo Quyết định 1338/QĐ-BGDĐT ngày 19 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo):
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.