Cuộc thi vẽ chiếc ô tô mơ ước năm 2023 có thể lệ như thế nào? Cơ cấu giải thưởng của Cuộc thi vẽ chiếc ô tô mơ ước năm 2023 ra sao?
Cuộc thi vẽ chiếc ô tô mơ ước năm 2023 có thể lệ như thế nào?
Theo Cổng thông tin Cuộc thi vẽ chiếc ô tô mơ ước có địa chỉ https://chiecotomouoc.toyota.com.vn/ có nêu rõ về thể lệ cuộc thi vẽ chiếc ô tô mơ ước năm 2023 như sau:
Cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota "Chiếc ô tô mơ ước" từ lâu đã trở thành một sân chơi bổ ích, thú vị, giúp khơi dậy niềm đam mê vẽ tranh của các em học sinh. Trẻ sẽ thể hiện năng khiếu nghệ thuật, khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú về một chiếc ô tô, một phương tiện giao thông giúp con người đi lại trong tương lai hay một phương tiện giao thông giúp các em biến ước mơ thành hiện thực.
- Thời gian và đối tượng dự thi
+ Chủ đề của năm 2023 lần này là "Chiếc ô tô mơ ước" , các em có thể thỏa sức sáng tạo ra những chiếc xe độc đáo, táo bạo và thỏa sức thể hiện giấc mơ của mình với phương tiện di chuyển chiếc ô tô.
+ Phát động cuộc thi: Từ ngày 15/9/2023 đến hết ngày 30/11/2023
+ Nhận bài dự thi: Từ ngày 15/11/2023 đến hết ngày 30/11/2023 (căn cứ theo dấu bưu điện)
+ Thời gian công bố kết quả: dự kiến tháng 1/2024
+ Đối tượng:
Trẻ em Việt Nam từ 15 tuổi trở xuống trên toàn quốc, gồm 3 nhóm tuổi:
++ Nhóm 1: Dưới 8 tuổi
++ Nhóm 2: Từ 8 đến 11 tuổi
++ Nhóm 3: Từ 12 đến 15 tuổi
Thể lệ cuộc thi "Chiếc ô tô mơ ước"
Thí sinh gửi tham dự tối đa 02 bức tranh được thể hiện theo một trong hai hình thức sau:
- Tác phẩm vẽ tay: Trên khổ giấy A3, không giới hạn về vật liệu vẽ và màu sắc, nguyên vật liệu như: chì màu, sáp màu, màu bột, màu nước,...
- Tác phẩm đồ họa: Vẽ trên các thiết bị điện tử như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh (Thí sinh có thể sử dụng phần mềm đồ họa để vẽ tác phẩm nhưng không được sử dụng các phần mềm, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (ChatGPT, Stable diusion,...).
** Tác phẩm thể hiện rõ 3 yếu tố: Thông điệp; sự độc đáo, sáng tạo và yếu tố nghệ thuật. Trong đó thông điệp và sự độc đáo, sáng tạo là yếu tố được ưu tiên:
+ Thông điệp: Tác phẩm truyền tải ước mơ hay ý tưởng của thí sinh về một phương tiện di chuyển trong tương lai hay một phương tiện di chuyển giúp biến ước mơ của các em thành hiện thực. Mơ ước hay ý tưởng thể hiện trong tác phẩm cần có tính thực tế, nhân văn và khả thi.
+ Sự độc đáo, sáng tạo: Tác phẩm thể hiện sự ngây thơ, trong sáng, sáng tạo, mới lạ, độc đáo và không có sự can thiệp của người lớn vào nét vẽ và ý tưởng.
+ Yếu tố nghệ thuật: Tác phẩm cân đối, hài hòa về bố cục, màu sắc và cách thể hiện
++ Bức tranh phải do chính học sinh thể hiện, không được vẽ theo nhóm, không sao chép các tranh đã từng tham dự hoặc đạt giải tại các cuộc thi khác,....
++ Bức tranh không được sử dụng hình ảnh các nhân vật đã được đăng ký nhãn hiệu như Disney, Pokémon,... logo, tên của các thương hiệu khác hay ảnh chụp, hình ảnh miễn phí, sản phẩm mua sẵn (hình dán sticker, giấy gói, báo,...);
++ Bức tranh thể hiện rõ chủ đề của cuộc thi;
++ Nội dung thông điệp rõ ràng ngắn gọn và súc tích (3 – 4 câu) cần được ghi rõ vào phía mặt sau của tác phẩm dự thi;
Địa điểm nhận bài dự thi
* Mỗi thí sinh gửi tranh dự thi (theo đường bưu điện) về cho Ban tổ chức theo 1 trong 2 địa chỉ sau:
- Hệ thống Đại lý Toyota trên toàn quốc
- Văn phòng Ban tổ chức cuộc thi: Phòng Trách nhiệm Xã hội - Công ty Ô tô Toyota Việt Nam, chi nhánh Hà Nội, tầng 8, sảnh Đông, tòa nhà Lotte Cente Hà Nội, số 54 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
- Ngoài phong bì dự thi, thí sinh ghi đầy đủ thông tin: Tên trường học, tên tỉnh/thành phố, điện thoại liên hệ (Học sinh cùng 1 trường học có thể gửi chung phong 01 bì dự thi)
Cuộc thi vẽ chiếc ô tô mơ ước năm 2023 có thể lệ như thế nào? Cơ cấu giải thưởng của Cuộc thi vẽ chiếc ô tô mơ ước năm 2023 ra sao? (Hình từ Internet)
Cơ cấu giải thưởng của Cuộc thi vẽ chiếc ô tô mơ ước năm 2023 ra sao?
Tại Cổng thông tin Cuộc thi vẽ chiếc ô tô mơ ước có nêu rõ cơ cấu giải thưởng của Cuộc thi vẽ chiếc ô tô mơ ước năm 2023 như sau:
Cuộc thi cấp quốc gia: Gồm 160 giải với phần thưởng và giấy chứng nhận có xác nhận của BTC.
- Giải chính thức: Gồm 150 Giải
+ 15 Giải nhất : Mỗi giải trị giá 5.000.000 đ
+ 15 Giải nhì : Mỗi giải trị giá 3.000.000 đ
+ 30 Giải ba : Mỗi giải trị giá 2.000.000 đ
+ 90 Giải khuyến khích : Mỗi giải trị giá 1.000.000 đ
+ 10 Giải bình chọn online* : Mỗi giải trị giá 1.000.000 đ
Bên cạnh đó, ngoài các tác phẩm đạt giải trên, 50 bức tranh lọt vào top 200 bức tranh xuất sắc nhất của vòng Chung kết tại cuộc thi sẽ nhận được giấy chứng nhận và một phần quà nhỏ của BTC.
(*): Bình chọn được thực hiện qua fanpage của cuộc thi https://www.facebook.com/chiecotomouoc
Cổng bình chọn được mở dự kiến vào tháng 1/2024.
Cuộc thi cấp quốc tế:
BTC sẽ chọn ra 9 bức tranh xuất sắc nhất cho cả 3 nhóm tuổi (mỗi nhóm tuổi 3 tranh) để tham gia cuộc thi cấp Quốc tế tại Nhật Bản vào tháng 3/2024.
Giải thưởng dành cho thí sinh:
+ 3 Giải thưởng lớn: mỗi giải trị giá 5.000 USD
+ 2 Giải đặc biệt: giải trị giá 5.000 USD
+ 21 Giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 3.000 USD
Yêu cầu chung về kích thước giới hạn cho phép của xe ô tô như thế nào?
Căn cứ tại Thông tư 87/2015/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô.
Yêu cầu chung về kích thước giới hạn cho phép của xe ô tô quy định tại Mục 2.1 Quy chuẩn QCVN 09:2015/BGTVT như sau:
(1) Chiều dài: Không vượt quá chiều dài xe quy định:
(2) Chiều rộng: Không lớn hơn 2,5 m.
(3) Chiều cao:
- Không lớn hơn 4,2 m đối với xe khách hai tầng;
- Không lớn hơn 4,0 m đối với các loại xe khác.
Ngoài ra, đối với các loại xe có khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất không lớn hơn 5,0 tấn thì chiều cao của xe, trừ phần nhô do lắp ăng ten, cột thu phát sóng hoặc các thiết bị có kết cấu tương tự nhưng không ảnh hưởng đến tính ổn định của xe ô tô chuyên dùng được định nghĩa tại TCVN 6211 “Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa" phải đáp ứng quy định sau:
Trong đó:
- Hmax: Chiều cao lớn nhất cho phép của xe:
- WT: Khoảng cách giữa tâm vết tiếp xúc của hai bánh xe sau với mặt đường, trường hợp trục sau lắp bánh đơn (Hình 1a) hoặc Khoảng cách giữa tâm vết tiếp xúc của hai bánh xe sau phía ngoài với mặt đường, trường hợp trục sau lắp bánh kép (Hình 1b).
(4) Chiều dài đuôi xe tính toán (ROH) là khoảng cách giữa mặt phẳng thẳng đứng đi qua đường tâm của trục (trục đơn) hoặc cụm trục (đường ROH) đến điểm sau cùng của xe. Chiều dài đuôi xe tính toán trừ xe ô tô sát xi, xe chuyên dùng định nghĩa tại TCVN 7271 "Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa” phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Không lớn hơn 65% chiều dài cơ sở tính toán (Lcs) đối với xe khách (chiều dài cơ sở của xe khách nối toa được tính cho toa xe đầu tiên).
- Không lớn hơn 60% chiều dài cơ sở tính toán (Lcs) đối với xe tải.
Trong đó: Chiều dài cơ sở tính toán (Lcs) là khoảng cách từ đường ROH đến tâm trục bánh xe trước nhất về phía trước; Việc xác định đường ROH được xác định theo nguyên tắc sau đây:
- Đối với trục sau là trục đơn thì đường ROH đi qua tâm của trục đó;
- Đối với trường hợp xe có 02 trục sau hoặc cụm trục kép thì nếu cả 2 trục lắp với số lượng lốp bằng nhau thì đường ROH đi qua điểm giữa 2 trục; nếu một trục lắp gấp đôi số lượng lốp so với trục còn lại thì đường ROH đi qua điểm bằng 2 phần 3 khoảng cách từ tâm trục có số lốp ít hơn đến tâm trục có số lốp nhiều hơn;
- Đối với trường hợp xe có cụm trục 3 thì đường ROH đi qua điểm giữa của 2 tâm trục phía sau cùng của xe;
- Trường hợp cụm trục sau gồm trục dẫn hướng, trục tự lựa, trục nâng hạ kết hợp với trục khác (trục không dẫn hướng) thì chỉ có các trục không dẫn hướng được xem xét trong việc xác định đường ROH.
Việc xác định chiều dài cơ sở tính toán (Lcs), đường ROH của một số trường hợp cụ thể tham khảo dưới đây:
Xem thêm một số trường hợp xác định đường ROH tại đây.
(5) Khoảng sáng gầm xe: Không nhỏ hơn 120 mm (trừ xe chuyên dùng). Đối với các xe có thể điều chỉnh độ cao của gầm xe thì khoảng sáng gầm xe được đo ở vị trí lớn nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.